Xử trí khi mắt dính dị vật, bụi, hóa chất

(Sức Khỏe – khoe24h) Khi có dị vật (như đất, cát, bụi, côn trùng…) hay một số loại hóa chất (như trong sữa tắm, dầu gội…) rơi/bắn vào mắt, nhiều người theo bản năng đưa tay lên dụi mắt để giảm cảm giác khó chịu. Tuy nhiên, hành động tưởng như vô hại này có thể dẫn đến những tổn thương nghiêm trọng cho mắt.

dị vật dính vào mắt, hóa chất dính vào mắt, sơ cứu vết thương ở mắt, sơ cứu mắt, sơ cứu khi bị bỏng mắt,  tạp chí sức khỏe, khoe24h, tap chi suc khoe, sức khỏe, suc khoe.

Tùy từng trường hợp, khi có dị vật hay hóa chất vô tình rơi/bắn vào mắt mà có cách xử lý thích hợp để không gây tổn thương cho mắt. Sức Khỏe chia sẻ tư vấn của bác sĩ Nguyễn Minh Tiến, Bệnh viện Nhi Đồng 1, TPHCM.

Khi dị vật rơi vào mắt

Khi đi đường, lau dọn nhà cửa, làm vườn, rất dễ bị cát, bụi, côn trùng… rơi vào mắt gây khó chịu. Lúc này, bạn đừng vội dụi mắt mà cố nhắm mắt lại để nước mắt tiết ra, sau đó, dụi vào mí mắt đẩy dị vật sang khóe mắt để dễ lấy ra. Có thể dùng miếng vải sạch, áo sạch để lấy dị vật ra. Ngoài ra, cần vệ sinh tay sạch sẽ rồi mới lấy dị vật. Nếu có người bên cạnh, có thể nhờ người đó thổi mạnh vào mắt, dùng khăn tay, vải hoặc cọng cỏ mềm để khều dị vật ra.

Bạn cũng có thể ngâm mắt vào chậu hay bát nước sạch, cố gắng mở to mắt, đảo tròng mắt qua lại để đẩy dị vật ra ngoài.

Trường hợp dị vật, côn trùng bám dính vào mắt, không thể lấy ra được, nên nhanh chóng đến trạm y tế hoặc bệnh viện gần nhất để được can thiệp, tránh để lâu có thể gây tổn thương cho mắt.

Sau khi lấy dị vật ra, nếu thấy mắt đau, rát thì nên nhỏ thuốc mắt. Nếu tình trạng đau rát, đỏ mắt vẫn không thuyên giảm thì nên đi đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra.

dị vật dính vào mắt, hóa chất dính vào mắt, sơ cứu vết thương ở mắt, sơ cứu mắt, sơ cứu khi bị bỏng mắt,  tạp chí sức khỏe, khoe24h, tap chi suc khoe, sức khỏe, suc khoe.

Nếu mắt dính hóa chất

Một số hóa chất (thành phần trong dầu gội, sữa tắm, dầu, mỡ nóng, a-xít, vôi tôi…) khi rơi/bắn vào mắt dễ gây tổn thương cho mắt. Trong đó, nếu a-xít, vôi tôi bắn vào mắt thì mức độ nguy hiểm rất nghiêm trọng, có thể gây mù lòa.

Khi mắt bị dính hóa chất, cần bình tĩnh xử lý. Đầu tiên, cần làm sạch tay để tránh tình trạng hóa chất còn dính ở tay. Nếu bị dính dầu gội, sữa tắm, thuốc nhuộm tóc… thì nhanh chóng rửa mắt bằng nước sạch. Để đảm bảo hóa chất không sót lại gây hại cho mắt, bạn nên tiếp tục dùng khăn sạch nhúng nước phủ lên mắt khoảng 10-15 phút. Sau đó, rửa sạch lại mắt bằng nước ấm. Sau khi làm sạch mắt, không nên nhỏ thuốc nhỏ mắt. Cần theo dõi, nếu mắt bị sưng đỏ, nổi hột, cườm nước… thì nên đi khám chuyên khoa ngay, không tự ý dùng bất kỳ loại thuốc nhỏ mắt nào. Sử dụng không đúng các loại thuốc nhỏ mắt có chứa corticoid có thể dẫn đến những tổn thương nghiêm trọng cho mắt, thậm chí mù lòa.

Nếu bị a-xít bắn vào mắt, sẽ rất nguy hiểm. Sơ cứu ngay lập tức và đúng cách sẽ quyết định việc có giữ được thị lực của người gặp nạn hay không. Ngay khi mắt bị dính a-xít mà còn tỉnh táo thì người bị nạn nên tự ngâm mặt vào chậu nước sạch rồi nhanh chóng rửa mắt, rửa liên tục trong 15-20 phút để giúp trung hòa a-xít, tránh gây tổn thương cho mắt. Nếu người gặp nạn đã bất tỉnh thì người cứu trợ nên giúp họ rửa mắt bằng nước sạch. Trường hợp tại hiện trường không có nước sạch, có thể dùng nước sông, ao, hồ… để trung hòa a-xít, không để quá lâu, sẽ rất nguy hiểm.

dị vật dính vào mắt, hóa chất dính vào mắt, sơ cứu vết thương ở mắt, sơ cứu mắt, sơ cứu khi bị bỏng mắt,  tạp chí sức khỏe, khoe24h, tap chi suc khoe, sức khỏe, suc khoe.
Sau khi sơ cứu, cần đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra và xử lý các tổn thương trên mắt

Khi bị vôi tôi dính vào mắt, không rửa ngay bằng nước vì như thế sẽ làm mắt bị tổn thương nặng hơn. Đầu tiên, cần dùng vải sạch, bông tăm thấm nước lau sạch vôi ra khỏi mắt, sau đó mới dùng nước rửa sạch.

Nếu bị dầu mỡ nóng bắn vào mắt, không nên dụi mắt mà nhanh chóng rửa mắt bằng nước sạch. Dầu mỡ sẽ bị dòng nước đẩy ra ngoài.

Khi bị dính a-xít, dầu mỡ nóng, vôi tôi, mắt rất dễ gặp những tổn thương nghiêm trọng. Vì thế, sau khi sơ cứu tại hiện trường, không nên tự ý nhỏ các loại thuốc nhỏ mắt. Cần nhanh chóng đến bệnh viện để bác sĩ tiến hành kiểm tra và xử lý các tổn thương trên mắt. Không nên chủ quan khi mắt có bất kỳ biểu hiện nhỏ nào (như ngứa, rát, đỏ mắt) sau khi bị dính dị vật, hóa chất… vì có thể sẽ gây ảnh hưởng đến thị lực nếu không được thăm khám và điều trị sớm.

Tư vấn chuyên môn:
BS. Nguyễn Minh Tiến
Trưởng khoa Hồi sức tích cực – Chống độc
Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP. HCM
Lê Nguyễn

Tạp chí Sức Khỏe

Cách phòng tránh

Để tránh dị vật, hóa chất rơi/bắn vào mắt, nên:

– Đeo kính bảo hộ khi làm việc với hóa chất hoặc khi ở trong môi trường bụi khói và hóa chất.

– Thực hiện các quy tắc an toàn lao động.

– Tránh cho trẻ chơi đùa với những chai/lọ đựng hóa chất.

– Đeo kính khi ra ngoài đường hoặc ở những nơi có nhiều gió, bụi.

– Rào kín hố vôi tôi, không tôi vôi ở gần đường đi lại.

 

Posted in: Bệnh