Vị thuốc từ cây chùm ruột

(Sức Khỏe – khoe 24h) Chùm ruột (tầm ruột) là loại cây ăn trái có ở nước ta. Mùa hoa vào tháng 3-5, mùa quả vào tháng 6-8. không chỉ cho trái ăn được, Lá, thân, rễ và hạt của chùm ruột đều có thể làm thuốc, giúp giải độc, trị các bệnh về da,…

Chùm ruột (Phyllanthus acidus) là giống cây duy nhất có trái có thể ăn được trong họ Euphorbiaceae. Cây chùm ruột có nguồn gốc từ vùng Madagascar và phổ biến khắp vùng Đông Nam Á. Theo cuốn Les plantes médicales, trong trái chùm ruột chứa nhiều nước, vị rất chua do nhiều a-xít oxalic, chất nhầy, giàu pectin, glucid, khoáng chất và vitamin C (45%).


tác dụng chùm ruột, tác dụng của cây chùm ruột, tác dụng chữa bệnh của cây chùm ruột, chùm ruột chữa bệnh, bài thuốc từ cây chùm ruột, tác dụng của quả chùm ruột, quả chùm ruột có tác dụng gì, lá chùm ruột có tác dụng gì, làm rượu chùm ruột, rượu chùm ruột có tác dụng gì, cách chữa đau nhức, cách chữa táo bón, cách chữa hen suyễn, lợi ích của chùm ruột, tầm ruột,tạp chí sức khỏe, khoe24h, tap chi suc khoe, sức khỏe, suc khoe.
Chùm ruột là loại cây có thể làm thuốc, giúp giải độc, trị các bệnh về da, chữa đau đầu, táo bón.

Công dụng của chùm ruột

Chùm ruột là một trong những loại thực vật được đưa vào chương trình giải độc cơ thể, trị các bệnh về da. Rễ, lá, thân, quả của nó đều có nhiều công dụng.

Rễ cây tươi và lá chùm ruột có khả năng trị bệnh scorbut – một bệnh do thiếu hụt vitamin C. Lá nấu chín đắp lên mụn nhọt giúp hút mủ rất tốt. Người ta còn nhai lá chùm ruột để xoa dịu các chứng viêm họng và viêm miệng. Lá chùm ruột có vị chua nhẹ, còn được sử dụng để gói nem chua vì tính sát khuẩn mạnh. Ngoài ra, lá cây chùm ruột dùng để đun nước tắm chữa lở, nổi mề đay và các bệnh ngoài da khác.

tác dụng chùm ruột, tác dụng của cây chùm ruột, tác dụng chữa bệnh của cây chùm ruột, chùm ruột chữa bệnh, bài thuốc từ cây chùm ruột, tác dụng của quả chùm ruột, quả chùm ruột có tác dụng gì, lá chùm ruột có tác dụng gì, làm rượu chùm ruột, rượu chùm ruột có tác dụng gì, cách chữa đau nhức, cách chữa táo bón, cách chữa hen suyễn, lợi ích của chùm ruột, tầm ruột,tạp chí sức khỏe, khoe24h, tap chi suc khoe, sức khỏe, suc khoe.
Cây chùm ruột có thể cao đến 10m, tán rộng và hoa nhỏ màu hồng

Thân cây được đưa vào các trị liệu dân gian do khả năng làm hạ sốt nhanh chóng. Vỏ thân cây có khả năng tiêu hạch độc, ung nhọt, tiêu đờm, trừ tích ở phế. Rượu ngâm vỏ thân cây được nhỏ vào tai để chữa thối tai tiêu mủ, được dùng bôi để chữa ghẻ, loét, vết thương chảy máu ngoài da, ngậm chữa đau răng, đau họng.

Quả chùm ruột có tác dụng giải nhiệt, bổ gan và bổ máu. Dịch ép quả được dùng để giải khát. Có thể làm một loại nước uống lên men rất ngon từ quả chùm ruột. Cách làm như sau: chuẩn bị 1kg quả chùm ruột to, không dập, 2kg đường, 2 muỗng muối và 1 hũ thủy tinh sạch. Cho một lớp đường khoảng 1,5cm dưới đáy hũ, tới lớp chùm ruột và tiếp tục xen kẽ tới khi hết nguyên liệu. Rắc đều muối trên bề mặt, chèn kỹ và đậy nắp. Sau khoảng một tuần, có thể pha đá uống.

tác dụng chùm ruột, tác dụng của cây chùm ruột, tác dụng chữa bệnh của cây chùm ruột, chùm ruột chữa bệnh, bài thuốc từ cây chùm ruột, tác dụng của quả chùm ruột, quả chùm ruột có tác dụng gì, lá chùm ruột có tác dụng gì, làm rượu chùm ruột, rượu chùm ruột có tác dụng gì, cách chữa đau nhức, cách chữa táo bón, cách chữa hen suyễn, lợi ích của chùm ruột, tầm ruột,tạp chí sức khỏe, khoe24h, tap chi suc khoe, sức khỏe, suc khoe.
Khi nấu ở nhiệt độ cao, quả chùm ruột sẽ chuyển sang màu đỏ

Một số bài thuốc

Có thể kể một số bài thuốc dùng lá, quả, hạt và thân cây chùm ruột để trị bệnh, như:

– Chữa đau nhức: Lấy lá chùm ruột tươi giã nát cùng vài hạt tiêu, đắp vào chỗ đau.

– Chữa táo bón: Lấy 3/4 muỗng bột xay từ hạt chùm ruột, thêm 1/2 tách nước nóng, để hơi ấm rồi hòa thêm 1 muỗng mật ong, quấy đều và uống ngày 2 lần.

Hoặc có thể dùng lá bằng cách: Lấy 10 lá chùm ruột tươi rửa sạch, giã dập, thêm 1/2 chén nước vào, đun sôi, để nguội rồi uống.

– Chữa hen suyễn: Lấy 6 quả chùm ruột, 2 củ hành đỏ, một nắm hạt đậu biếc, 8 quả long nhãn, rửa sạch và nghiền nhỏ. Sau đó, thêm vào 2 tách nước và đun đến cạn còn 1/3, để hơi nguội, lọc và uống với ít đường, ngày 2 lần.

– Giảm cân: Đun sôi lá chùm ruột trong nước và uống mỗi ngày. Giảm bớt khẩu phần ăn trong thời gian uống thuốc.

– Rượu ngâm vỏ thân cây chùm ruột: Phơi khô vỏ thân cây, tán thành bột mịn, ngâm với rượu trắng nồng độ cao (cứ 200g bột ngâm với 1 lít rượu). Sau 10 ngày, có thể sử dụng được.

Bột vỏ thân ngâm giấm chữa được bệnh trĩ, ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 muỗng canh.

Lưu ý: Những người mắc bệnh gout và sỏi thận không nên ăn trái chùm ruột vì nó chứa nhiều a-xít oxalic.

Rễ và vỏ rễ chùm ruột có độc. Vì thế, không uống nước sắc cũng như rượu ngâm vỏ rễ cây vì rất độc. Nếu nhẹ, gây choáng váng, nhức đầu. Trường hợp nặng hơn sẽ đau bụng dữ dội và có thể tử vong.

DS. Lê Kim Phụng
Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, TP. HCM

Tạp chí Sức Khỏe

Posted in: Đông y