Tưởng bệnh lao, hóa ra sán lá phổi

(Sức Khỏe- khoe24h) Ho, khạc ra đàm có màu gỉ sét, nhiều người đinh ninh mình bị mắc bệnh lao. Họ không ngờ rằng, sán lá phổi chính là nguyên nhân của các cơn ho này và chúng đến từ các món tôm, cua, ốc… nướng khoái khẩu.

 


Sán lá phổi, sán lá phổi là gì, nhiễm sán lá phổi, triệu chứng sán lá phổi, phòng bệnh sán lá phổi,  bệnh sán lá phổi, biểu hiện bệnh sán lá phổi, điều trị sán lá phổi, thuốc điều trị sán lá phổi, ho ra máu bị bệnh gì, ho ra máu và đờm, khạc đờm ra máu, khạc đờm ra máu là bị bệnh gì, khạc ra đờm dính máu, ấu trùng sán lá phổi, ăn bò tái bị sán, ăn phở tái bị sán, ăn bò tái nhiễm sán, tạp chí sức khỏe bộ y tế, sức khỏe bộ y tế, tạp chí sức khỏe, khoe24h, tap chi suc khoe, sức khỏe, suc khoe.
Sán lá phổi chính là nguyên nhân của các cơn ho, khạc ra đàm có màu gỉ sét.

 

Sán lá phổi (Paragonimus) thường ký sinh trên tôm, cua, ốc… ở nước ngọt, trong suối khe và vào cơ thể qua đường tiêu hóa. Những ấu trùng của sán vẫn còn sống nếu nướng chưa chín tôm, ốc, cua… có ký sinh trùng này. Sau đó, các ấu trùng sán chui qua ruột non, xuyên qua thành bụng, cơ hoành, đi lên phổi và trưởng thành tại đó. Như vậy, tập quán sinh hoạt của một số đồng bào dân tộc miền núi hoặc sở thích ăn đồ nướng, tái đã tạo điều kiện cho sán xâm nhập cơ thể.

Trung bình, sán lá phổi có tuổi thọ 6-16 năm, hơn hẳn nhiều loại ký sinh trùng khác. Khi quan sát bằng mắt thường, nó có hình dạng giống hạt cà-phê màu nâu đỏ. Sán trưởng thành có bề ngang khoảng 8mm, dài 8-16mm và dày khoảng 3mm. Khi đẻ trứng, sán thường chọn vùng phế quản của người để trứng được tống ra ngoài theo đàm. Bằng việc ho, khạc nhổ của người nhiễm, trứng sán được đưa ra ngoài môi trường. Khi gặp điều kiện thuận lợi là nước, trong vòng 16 ngày, trứng sán sẽ nở thành ấu trùng lông (metacercaria). Ấu trùng này sẽ bơi đến những con ốc, cua, tôm để ký sinh và bắt đầu vòng tuần hoàn mới.

Dễ nhầm với bệnh lao phổi

Triệu chứng dễ thấy ở người nhiễm sán là ho, khạc đàm có lẫn máu màu gỉ sét. Sau một thời gian, những cơn ho trở nên thường xuyên và thường mạn tính. Trẻ em nhiễm sán sẽ chậm lớn, xanh xao, thậm chí suy dinh dưỡng. Vì thế, nhiều người nhầm tưởng mình mắc bệnh lao phổi. Tuy nhiên, họ không bị những cơn ho về chiều hành hạ, khi đi xét nghiệm đàm tìm vi trùng lao thì không có, X-quang phổi không thấy tổn thương như bệnh lao.

Với sán lá phổi, xét nghiệm máu để tìm ký sinh trùng chỉ có giá trị chẩn đoán tương đối, phải phối hợp thêm yếu tố dịch tễ và lâm sàng mới có thể chẩn đoán chính xác. Cách duy nhất để phát hiện chính xác là xét nghiệm đàm. Nếu có trứng sán, có thể khẳng định bệnh nhân đã bị nhiễm sán. Ở những trẻ em chưa biết khạc đàm, thường nuốt luôn đàm vào trong bụng, có thể xét nghiệm phân.

Đã có nhiều bệnh nhân nhiễm sán lá phổi bị chẩn đoán nhầm bệnh lao và điều trị trong thời gian dài nhưng không hết các cơn ho và sức khỏe ngày càng giảm sút. Vì vậy, người bệnh cần đến các cơ sở y tế có đầy đủ các thiết bị chuyên khoa để được khám và làm các xét nghiệm nhằm xác định đúng bệnh.


Sán lá phổi, sán lá phổi là gì, nhiễm sán lá phổi, triệu chứng sán lá phổi, phòng bệnh sán lá phổi,  bệnh sán lá phổi, biểu hiện bệnh sán lá phổi, điều trị sán lá phổi, thuốc điều trị sán lá phổi, ho ra máu bị bệnh gì, ho ra máu và đờm, khạc đờm ra máu, khạc đờm ra máu là bị bệnh gì, khạc ra đờm dính máu, ấu trùng sán lá phổi, ăn bò tái bị sán, ăn phở tái bị sán, ăn bò tái nhiễm sán, tạp chí sức khỏe bộ y tế, sức khỏe bộ y tế, tạp chí sức khỏe, khoe24h, tap chi suc khoe, sức khỏe, suc khoe.
Bệnh sán lá phổi không lây qua đường hô hấp như bệnh lao phổi mà chỉ do ăn phải thực phẩm nhiễm ấu trùng sán. (Ảnh internet)

 

Không khó trị

Mặc dù sán lá phổi khó phát hiện nhưng nếu khẳng định chính xác thì việc điều trị không khó khăn. Bệnh nhân uống thuốc đặc hiệu trong vòng 3 tuần sẽ khỏi bệnh và không phải kiêng khem nhiều.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Trần Phủ Mạnh Siêu, Bệnh viện Nguyễn Trãi, TP. HCM, cho biết: “Điều quan trọng nhất là phải chẩn đoán đúng. Khi đó, việc điều trị sẽ đơn giản hơn. Nhiều người bệnh nghĩ rằng hút thuốc lá càng nhiều càng tốt để “khử” bớt sán. Tuy nhiên, sán chỉ sử dụng ô-xy trong mô của cơ thể con người và việc hút thuốc không những không làm chết sán mà còn khiến bệnh thêm trầm trọng”. Người bệnh cần uống thuốc đúng và đủ liều. Xử lý khoa học đàm và phân của người bệnh thải ra, tránh để mầm bệnh có cơ hội phát tán. Khi sán ký sinh ở các bộ phận khác sẽ gây nhiều biến chứng khó lường, như: ở gan, gây áp-xe gan; ở não, gây những cơn động kinh.

Phòng ngừa bệnh bằng cách không ăn thức ăn tái hoặc không đảm bảo an toàn vệ sinh.

T.Minh
Tạp chí Sức Khỏe


THUỐC TRỊ SÁN LÁ PHỔI

Bệnh giun sán hiện có rất nhiều loại, trong đó có các loại hay gặp ở Việt Nam là sán lá gan lớn, giun đầu gai, giun lươn, giun đũa chó/mèo (sán chó), amíp, sán máng, sán gạo heo và sán lá phổi.

Hiện nay, Praziquantel được chọn là thuốc ưu tiên chữa bệnh sán lá phổi, liều lượng: 75 mg/kg/ngày chia 3 lần x 2 ngày (ngoài ra có thể dùng Triclabendazole 10 mg/kg chia 2 lần cách nhau 6-8 giờ). Tác dụng phụ của thuốc là chóng mặt, nhức đầu, ngủ gà, buồn nôn, khó chịu hạ vị, mẩn ngứa và có thể sốt. Tác dụng phụ thường ở mức độ nhẹ, nhanh hết và bệnh nhân chịu được.

Để hạn chế tác dụng phụ, cần:

– Uống thuốc lúc no, chia 3 lần trong ngày, mỗi lần cách nhau 4-6 giờ.

– Nghỉ ngơi tại chỗ ít nhất 24 giờ sau uống thuốc.

– Không uống rượu bia hoặc các chất kích thích.

Thuốc chống chỉ định cho phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu, người đang nhiễm trùng cấp tính hoặc suy gan, suy thận hoặc rối loạn tâm thần, người bị dị ứng với Praziquantel. Với phụ nữ đang nuôi con nhỏ, không cho con bú trong vòng 72 giờ dùng thuốc.

Posted in: Bệnh