Thế nào là sâu răng?

Trong đời, ai cũng có thể trải qua một lần bị đau đớn, khó chịu vì sâu răng. Có người ví đau răng còn hơn đau đẻ!

Tuy y học đã phát triển nhiều, vệ sinh răng miệng đã được thực hiện rộng rãi nhưng tỷ lệ bệnh sâu răng vẫn ngày càng tăng ở các nước phát triển.

Sâu răng có thể gặp ở mọi lứa tuổi và giới tính. Ngoài việc gây đau nhức và những biến chứng  viêm tủy, viêm quanh chân răng, sâu răng còn gây ra những trở ngại, mất tự tin khi giao tiếp vì hơi thở hôi, men răng đổi màu… Vì thế, chúng ta cần có những hiểu biết để phòng ngừa và điều trị sớm nếu mắc bệnh.

Thế nào là sâu răng?

Thế nào là răng sâu, răng sâu là gì, răng sâu có ảnh hưởng gì, cách điều trị sâu răng, giảm đau răng

Răng sâu khác với các bộ phận khác trên cơ thể khi bị tổn thương, vì đây là một quá trình và là bộ phận duy nhất trong cơ thể không có khả năng tự phục hồi.

Răng sâu khác với các bộ phận khác trên cơ thể khi bị tổn thương, vì đây là một quá trình và là bộ phận duy nhất trong cơ thể không có khả năng tự phục hồi, phải chữa trị. Thông  thường, sâu răng phát triển liên tục từ lớp nông đến lớp sâu của răng.

Triệu chứng ban đầu là răng có một chấm nhỏ đen đen, lúc này người bệnh chưa cảm thấy gì, lỗ sâu răng chưa có và kích thích do thức ăn nóng, lạnh chưa xảy ra. Giai đoạn này được gọi là sâu men.

Nhìn thấy lỗ sâu: Thường là thương tổn men và ngà răng. Một thời gian sau, răng biến đổi sang màu nâu hoặc màu đen đậm hơn, lỗ sâu răng lớn hơn xuất hiện. Người bệnh cảm thấy khó chịu khi thức ăn giắt vào lỗ sâu, cảm thấy buốt khi dùng thức ăn nóng, lạnh. Đau khi có thức ăn giắt vào được gọi là sâu ngà sâu.

Nếu dùng dụng cụ chuyên môn nạo ngà, lấy hết vụn bẩn thức ăn trong lỗ sâu, sẽ thấy đáy lỗ sâu rộng hơn miệng  lỗ. Lúc này ta hãy nhờ đến bàn tay của nha sĩ là vừa.

Nếu lỗ sâu tiếp tục bị sâu thì phần đáy lỗ bị bong can-xi và mềm hóa, nhiễm vào tầng sâu của răng, làm cho bệnh nặng hơn. Ta thấy răng có lỗ sâu mà đau thành cơn kéo dài khoảng 10 phút rồi dịu dần, đau một cách tự nhiên mặc dù ta không tác động gì đến nó thì đó là dấu hiệu của tủy bị viêm. Lúc này sự can thiệp của nha sĩ là rất cần thiết.

Ngoài ra nếu bạn vẫn cố tình phớt lờ nó thì không bao lâu sau, bạn sẽ thấy dưới nướu răng có 1 túi áp-xe toàn máu và mủ. Đó là dấu hiệu nhiễm trùng tủy răng. Giai đoạn này đành phải vĩnh biệt với bạn răng ấy thôi.

Những nguyên nhân gây sâu răng

Thế nào là răng sâu, răng sâu là gì, răng sâu có ảnh hưởng gì, cách điều trị sâu răng, giảm đau răng

Vi khuẩn gây sâu răng là các vi khuẩn bám vào mặt răng và có khả năng gây sâu răng

.

– Người ta cho rằng có 4 yếu tố như một chuỗi liên hoàn gây ra sâu răng là vi khuẩn, thức ăn, răng của từng người và thời gian.
Vi khuẩn gây sâu răng là các vi khuẩn bám vào mặt răng và có khả năng gây sâu răng, chúng sản sinh và tiết ra chất hữu cơ, polyore, enzyme thủy phân (một thành phần trong nước miếng). Những chất đó có thể hòa tan chất hữu cơ và phân hủy chất vô cơ của kết cấu răng. Các vi khuẩn này bám vào răng hình thành các đốm khuẩn, đến lượt các đốm khuẩn này phát triển tấn công răng.

Yếu tố gây ra sâu răng của thức ăn được nhắc đến nhiều nhất là đường. Đây  là cơ sở quan trọng để vi khuẩn bám vào đó sinh sôi nảy nở, nhất là khi ta ăn nhiều đường, đồ ngọt, không đánh răng trước khi đi ngủ. Các bợn thức ăn thừa còn lại bám vào các kẽ răng, nếu không đánh răng thường xuyên và không lấy cao răng định kỳ cũng sẽ làm môi trường thuận lợi cho vi khuẩn gây sâu răng phát triển.

Quá trình từ răng mới sâu đến khi hình thành lỗ sâu phải trải qua một thời gian, nhanh hay chậm tùy thuộc vào sự vệ sinh, khả năng chống sâu của từng người và cũng phụ thuộc mức độ vi khuẩn nhiều hay ít. Người ta cho rằng từ lúc xuất hiện các đốm răng cho đến khi hình thành lỗ sâu có thể đến một năm rưỡi. Trong thời gian đó rất cần được điều trị kịp thời.

Cuối cùng, khả năng chống sâu của răng tùy thuộc vào trạng thái kết cấu của răng. Hàm răng không bị sứt mẻ, không khiếm khuyết, mọc thẳng hàng, thẳng lối, men răng trắng bóng, mức khoáng hóa răng cao là những yếu tố quan trọng chống lại các tác nhân gây sâu răng. Ngược lại, các yếu tố này không hoàn chỉnh thì nguy cơ sâu răng là rất lớn.

Điều trị răng sâu như thế nào?

Dùng thuốc điều trị cho những trường hợp mới chớm sâu, chưa hình thành lỗ. Thuốc được sử dụng thường là chấm vào chỗ bị sâu, đây là những dung dịch có tính sát khuẩn. Phương pháp này chỉ nên áp dụng cho chỗ sâu của răng hàm phía sau vì dễ gây đổi màu men răng.

Thế nào là răng sâu, răng sâu là gì, răng sâu có ảnh hưởng gì, cách điều trị sâu răng, giảm đau răng
Khi bị sâu răng, hơi thở của người bệnh có mùi hôi khó chịu, gây mất tự tin khi giao tiếp.

Biện pháp nạo bỏ phần răng bị sâu, áp dụng cho mọi lỗ sâu răng, nhất là lỗ sâu rộng, nhằm ngăn chặn sự phát triển tiếp theo của răng sâu.

Biện pháp tái khoáng phần bị sâu, dùng dung dịch gồm các chất calcium, phosphate, fluorine để vào nơi răng bị sâu. Phương  pháp này áp dụng cho trường hợp răng chớm sâu, có khả năng thu hẹp vùng có màu trắng vôi hoặc vùng đó ngừng phát triển. Đây là phương pháp tái khoáng đơn giản, hiệu quả, không đau và an toàn, hay còn gọi là trám phòng ngừa sâu răng.

Trám lỗ sâu là phương pháp thường dùng nhất để chữa sâu răng, áp dụng đối với răng có khả năng định vị sau khi bị sâu. Khi trám sử dụng chất liệu trám để trám thật chắc vào răng, chỗ khuyết của răng, khôi phục tính năng của răng, nhằm giữ được thẩm mỹ và chức năng cho hàm răng.

Còn đối với các răng bị tủy thì nha sĩ sẽ nạo sạch ngà vụn, lấy sạch thức ăn bám ở trong đó ra, bơm rửa sát khuẩn lỗ sâu và ống tủy của răng rồi trám kín hoặc phục hình răng sứ bao bọc răng đó lại.

Phòng bệnh sâu răng

Trước hết phải vệ sinh răng miệng sau khi ăn, trước khi đi ngủ. Hạn chế ăn thức ăn chứa nhiều đường. Tăng cường thức ăn có nhiều chất xơ như rau, táo, cam… Dùng kem đánh răng có chứa fluorine, có thể dùng thêm nước súc miệng diệt khuẩn sau bữa ăn… Những  phụ nữ mang thai phải có chế độ dinh dưỡng tốt và cần bổ sung can-xi để trẻ sinh ra không bị thiếu chất tạo răng. Cần chống còi xương, suy dinh dưỡng ở trẻ em vì điều này ảnh hưởng tới sự phát triển răng ở trẻ.

Mọi người cũng cần khám răng định kỳ 6 tháng/lần để kịp thời phát hiện những biến đổi của răng, có các biện pháp điều trị phù hợp.

Posted in: Bệnh