Tác dụng của sâm đắng

(Sức Khỏe- khoe24h) Sâm đắng, còn được gọi nước đắng là thức uống giải khát thanh nhiệt cơ thể trong bất kỳ mùa nào. Đúng như tên gọi, nước đắng rất đắng, thế nhưng, cái đắng ở đây rất hữu ích cho sức khỏe. Bạn hãy thử dùng xem sao nhé!

Loại nước này mang đến cảm giác ăn ngon miệng hơn, không gây tiểu nhiều, không làm mất ngủ. Bí quyết để dùng sâm đắng là nên uống lạnh, vì như vậy sẽ làm vị đắng dịu lại, chỉ còn hơi nhân nhẫn, rất ngon. Nước đắng có thể giữ trong tủ lạnh được bảy ngày. Nếu không có tủ lạnh, bạn có thể để nơi mát, tránh ánh nắng và nên uống hết trong ngày vì nước có thể thiu.

Thành phần :

Tác dụng của sâm đắng là gì, nước đắng có tác dụng gì, sâm đắng gồm những loại nào, cách chế biến nước sâm đắng, những loại cây có thể nấu nước sâm đắng
Ảnh minh họa.

•    5g quế đắng, rửa sạch, để ráo.
•    15g thục địa, cắt lát.
•    5g lá atiso khô, rửa sạch, để ráo (hoặc 50g lá tươi).
•    5g xuyên khung.
•    5g dây cóc, rửa sạch, để ráo.
•    5g thường sơn, rửa sạch, để ráo.
•    30g rong biển đen, rửa và xả nước nhiều lần cho thật sạch cát.
•    3 lít nước.


Thực hiện:
 

Tác dụng của sâm đắng là gì, nước đắng có tác dụng gì, sâm đắng gồm những loại nào, cách chế biến nước sâm đắng, những loại cây có thể nấu nước sâm đắng

Ảnh minh họa.


– Cho quế đắng, lá atiso, dây cóc, thường sơn, rong biển vào nồi cùng với 3 lít nước, nấu sôi rồi giảm lửa nhỏ nấu thêm 10-15 phút cho ra chất.
– Lược lấy nước, bỏ xác, rồi cho thục địa, xuyên khung vào nồi nấu thêm 5 phút, lược lấy nước lại lần nữa.
– Uống nóng hoặc nguội, Dùng 200-500ml mỗi ngày, uống kèm với sâm ngọt hoặc ngậm kẹo, đường sau khi uống.

Một số công dụng chung: Bổ máu, mát gan, thanh nhiệt

Công dụng riêng của từng loại:

Tác dụng của sâm đắng là gì, nước đắng có tác dụng gì, sâm đắng gồm những loại nào, cách chế biến nước sâm đắng, những loại cây có thể nấu nước sâm đắng


Thục địa: Màu đen, có mùi thơm, vị ngọt, tính hơi ôn. Thục địa là thành phẩm của sinh địa, rượu sa nhân và gừng tươi. Có công dụng bồi bổ máu huyết. Nên bảo quản thục địa trong lọ kín, để nơi thoáng mát. Khi dùng thái lát mỏng.

Lá atiso: Làm mát gan, giúp tiêu hóa tốt, giảm cholesterol, giảm lượng đường trong máu.

Quế đắng: Có vị cay, đắng, tính ấm. Làm thông huyết mạch, làm mạnh tim, tăng thân nhiệt, chữa chứng phong hàn.

Xuyên khung: Có mùi thơm đặc biệt, vị cay, đắng, tính ấm. Có tác dụng kháng khuẩn, kháng sinh, an thần, bổ huyết, nhuận trường, thanh nhiệt. Khi dùng, cắt củ xuyên khung thành lát mỏng, bảo quản nơi mát.

Thường sơn: Thường dùng lá và rễ. Lá tía tốt hơn lá xanh. Rễ có vị đắng, tính hàn. Lá có vị cay, tính bình. Có tác dụng thanh nhiệt, hành thủy, trừ đờm. Rất dễ hút ẩm, mốc và vụn nát nên được thường xuyên sấy hoặc phơi khô.

Dây cóc: Có vị rất đắng, tính mát, hạ nhiệt, làm xuất mồ hôi, tiêu đờm, tiêu viêm, tiêu độc, lợi tiểu, tiêu hóa tốt.

. Song Anh
Tạp chí Sức Khỏe

Posted in: Món ăn và sức khỏe