Sữa đậu nành béo béo bùi bùi

Sữa đậu nành là loại thức uống được nhiều người ưa chuộng này vừa tốt cho sức khỏe lại vừa dễ chế biến tại nhà.

Sữa đậu được xem là một trong những loại thức uống dinh dưỡng, phổ biến nhất là sữa đậu nành, sữa đậu xanh và sữa đậu phộng. Dù uống lạnh hay nóng, mỗi loại đều có vị ngon riêng. Và nếu muốn thưởng thức vị thơm mát của đậu nành hòa với vị bùi của đậu xanh và cái béo của đậu phộng, bạn cũng có thể hòa chúng lại với nhau.

Sữa đậu nành


Sữa đậu nành, sữa đậu phộng, sữa đậu, sữa đậu xanh, thành phần sữa đậu nành, cách chế biến sữa đậu nành, lợi ích của sữa đậu nành
Chuyên gia dinh dưỡng ví sữa đậu nành như sữa bò vì hàm lượng protein gần như tương đương.

 

>> Bạn có biết: Chuyên gia dinh dưỡng ví thức uống này như sữa bò vì hàm lượng protein gần như tương đương. Cứ 100ml sữa đậu nành lạt (không đường) cung cấp cho cơ thể 58,3% kcal, 3,6g protein, 2g đường tự nhiên, 0,27g chất béo bão hòa và 0,8g chất xơ.

Ngoài việc cung cấp lượng lớn protein, trong sữa đậu nành còn chứa đến 8 loại a-xít amin quan trọng thiết yếu cho cơ thể. A-xít béo không no trong đậu nành còn có tác dụng đề phòng sự tích tụ mỡ trong cơ thể và làm cho da mặt bạn luôn sáng đẹp, mịn màng. Đồng thời, lượng vitamin B1 còn giúp làm chậm quá trình lão hóa và phù thũng ở tuổi già.

Nếu dễ bị đau bụng sau khi uống sữa bò do cơ thể không hấp thu được lactose, bạn có thể thay thế bằng sữa đậu nành. Loại thức uống này rất tốt cho những người mắc bệnh tim mạch vì hàm lượng chất béo bão hòa rất ít.

Uống sữa đậu nành hằng ngày còn giúp bạn giảm được cholesterol trong máu và hạ được huyết áp. Ngoài ra, chúng còn có tác dụng đề phòng xơ cứng động mạch ở những người cao tuổi.

Nguyên liệu chính của sữa đậu nành là đậu nành và nước. Đậu nành giàu dinh dưỡng, chứa vitamin B1, B2, B12, C, PP, beta-carotene, can-xi, sắt, phốt-pho, glycocid và các chất xơ. Trong đậu nành có chứa nhiều protid, a-xít amin cần thiết cho cơ thể, giúp kích thích thần kinh não phát triển, đồng thời làm tăng trí nhớ, giảm lượng cholesterol trong máu, thúc đẩy sự phát triển và điều chỉnh sự mất can-xi ở xương.

Trẻ em đang trong giai đoạn phát triển, người già xương đang bị xốp đi và người thiếu máu do thiếu sắt cũng nên thường xuyên ăn đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành.

Ngoài sữa đậu nành, bạn còn có nhiều cách để thưởng thức đậu nành. Khi đậu nành còn non (vỏ xanh), đem luộc chín cả vỏ, bóc hạt ăn vừa thơm vừa bùi. Bạn cũng có thể dùng đậu nành non còn nguyên vỏ để trộn salad hoặc hầm cùng với sườn non…

>>> CHẾ BIẾN SỮA ĐẬU NÀNH

Thành phần:

200g đậu nành
2 lá dứa, rửa sạch, để ráo
1/4 muỗng cà-phê muối
2 lít nước lọc

Thực hiện:

Ngâm đậu nành với nước sôi cho mềm, đãi sạch vỏ.
Cho đậu vào máy sinh tố xay với 1 lít nước. Lấy đậu nành vừa xay cho vào túi vải, vắt lấy nước, đổ tiếp 1 lít nước vào, tiếp tục nhồi và vắt lấy nước.
Đun sôi nước đậu nành, bỏ muối và lá dứa vào, giảm lửa, nấu thêm 15 phút nữa.

Sữa đậu xanh

Sữa đậu nành, sữa đậu phộng, sữa đậu, sữa đậu xanh, thành phần sữa đậu nành, cách chế biến sữa đậu nành, lợi ích của sữa đậu nành

Một loại thức uống ngon cùng họ hàng và không thua kém so với sữa đậu nành đó là sữa đậu xanh.

>> Bạn có biết: Một loại thức uống ngon cùng họ hàng và không thua kém so với sữa đậu nành đó là sữa đậu xanh. Tất cả chúng ta đều biết ăn đậu xanh rất mát và bổ dưỡng. Về mặt chế biến dinh dưỡng, 100g đậu xanh cung cấp cho cơ thể 336kcal, cao hơnmột số loại đạm động vật. Đậu xanh rất giàu đạm, chất béo lipid và các yếu tố vi lượng quan trọng như: carotene, các vitamin A, B1, PP, B9, B6, C; can-xi, ma-giê, sắt.

Chất đạm của đậu xanh được các chuyên gia dinh dưỡng đánh giá là một trong những loại đạm thực vật quý, bởi vì cơ thể bạn dễ dàng hấp thụ chúng.

Chất béo trong đậu xanh chứa nhiều a-xít béo không no, tốt cho cơ thể. So với thịt gà, đậu xanh cung cấp năng lượng lớn gấp 3 lần, lượng sắt gấp 4 và can-xi gấp 7 lần. Trong đậu xanh có chứa isoflavone, thành phần giống như estrogen (hormone sinh sản ở nữ giới). Chất này giúp điều chỉnh sự mất cân bằng kích thích tố, làm tăng sinh lực.

Đậu xanh, phổ biến nhất là nấu chè, nấu nước uống, nấu xôi, làm giá (giá đỗ dùng như rau tươi hoặc có thể xào, luộc, nấu canh, làm dưa muối…)  và đặc biệt là chế biến thành sữa đậu xanh. Đây là một loại thức uống rất tốt cho sức khỏe.

>>> CHẾ BIẾN SỮA ĐẬU XANH

Thành phần:

200g đậu xanh cà
2 lá dứa, rửa sạch, để ráo
500ml sữa tươi không đường
1,5 lít nước lọc

Thực hiện:

Ngâm mềm đậu xanh với nước sôi.
Cho đậu vào máy sinh tố xay với 1 lít nước lọc.
Cho đậu xanh vừa xay vào nồi, khuấy chín, cho thêm 1/2 lít nước lọc còn lại và lá dứa vào nấu.
Cuối cùng cho sữa tươi vào, nấu sôi nhẹ lại, tắt bếp.

Sữa đậu phộng

Sữa đậu nành, sữa đậu phộng, sữa đậu, sữa đậu xanh, thành phần sữa đậu nành, cách chế biến sữa đậu nành, lợi ích của sữa đậu nành
Đậu phộng (lạc) được xem là nguồn cung cấp chất đạm và dầu thực vật có giá trị dinh dưỡng cao chỉ sau đậu nành.

>> Bạn có biết:  Đậu phộng (lạc) được xem là nguồn cung cấp chất đạm và dầu thực vật có giá trị dinh dưỡng cao chỉ sau đậu nành. Đậu phộng thích hợp với những người ăn uống kém, suy dinh dưỡng, đau dạ dày, ho có đàm và đặc biệt tốt đối với sản phụ thiếu sữa.

Do đó, sữa đậu phộng là thức uống dinh dưỡng, rất tốt cho người cao tuổi, người suy dinh dưỡng và phụ nữ sau khi sinh.

Bên cạnh sữa đậu phộng, bạn còn có thể thưởng thức đậu phộng bằng nhiều cách. Đậu phộng rang chín, giã nhỏ, trộn muối, đường dùng với xôi trắng hoặc cơm vắt rất ngon và bổ dưỡng.

Khi nấu canh bí đỏ, bạn có thể thêm vào một ít phộng và đậu xanh. Đây sẽ là món ăn giải nhiệt vào mùa hè, giúp bổ não và tăng sức đề kháng. Đậu phộng luộc là món ăn vặt vừa bùi vừa béo rất tốt cho người đau dạ dày. Đậu phộng  còn dùng nấu xôi, nấu chè, làm kẹo, làm đậu phộng rang muối, đậu phộng húng lìu, đậu phộng  da cá, bơ đậu phộng, nước chấm đậu phộng đều là những món ăn khoái khẩu, có lợi cho sức khỏe. Ăn đậu phộng nên ăn cả vỏ lụa, rất tốt cho mạch máu và tim.

Tuy nhiên, đậu phộng nếu không được bảo quản tốt, có thể bị nhiễm mốc Aspergillus flavus. Loại mốc này sản sinh ra chất aflatoxin là một độc tố có khả năng gây ung thư gan mạnh. Dù đậu được luộc hoặc rang chín, chất aflatoxin không bị hủy hoàn toàn, vẫn gây tác dụng độc hại cho cơ thể. Vì vậy, khi mua đậu phộng hoặc ăn đậu phộng, bạn cần kiểm tra kỹ, nếu thấy có dấu hiệu bị mốc, chớm mốc hoặc nghi ngờ bị mốc thì không nên dùng.

Những người mắc bệnh sỏi thận không nên ăn đậu phộng vì chúng sinh ra nhiều oxalate, một trong những thành phần giúp cho sỏi hình thành ở thận. Bệnh nhân gout cũng nên hạn chế ăn đậu phộng, vì có chất purine làm tăng a-xít uric trong máu, gây đau nhức ở các khớp ngón tay và ngón chân.

>>> CHẾ BIẾN SỮA ĐẬU PHỘNG

Thành phần:

200g đậu phộng
2 lít nước lọc
500ml sữa tươi không đường
2 ống va-ni

Thực hiện:

Ngâm đậu phộng với nước sôi cho bong vỏ, lột bỏ vỏ lụa (hoặc để cả vỏ, sữa sẽ có màu nâu đậm).
Xay thật kỹ đậu phộng với 1 lít nước lọc, sau đó đổ tiếp 1 lít nước nữa vào nhồi và lọc lấy nước.
Đun sôi nước đậu phộng, cho tiếp sữa tươi vào nấu sôi nhẹ, rắc va-ni vào, tắt bếp.

 

Tạp chí Sức Khỏe

Posted in: Tin tức