Sắc và hãm thuốc đúng cách

Sắc và hãm thuốc đòi hỏi tốn khá nhiều thời gian, sự chú ý và cả “bí quyết” để đạt hiệu quả điều trị như mong muốn.

Trong Đông y, việc dùng thuốc thang thường đem lại hiệu quả hơn so với các dạng bào chế khác và được nhiều người chọn lựa, đặc biệt là những người lớn tuổi. Tuy nhiên, việc sắc, hãm thuốc đòi hỏi tốn khá nhiều thời gian, sự chú ý và cả “bí quyết” để đạt hiệu quả điều trị như mong muốn.

Sắc thuốc là công việc tưởng dễ nhưng rất khó. Cái khó là vì phải biết cách sắc, hãm để các vị thuốc giữ lại được những tác dụng mong muốn. Phải biết chọn loại nồi, canh lửa, thời gian… sao cho phù hợp với từng loại thuốc.

Hướng dẫn của lương y Trần Duy Linh (Phòng khám Thiên Ân Đường, 55 Hải Thượng Lãn Ông, Q.5), sẽ giúp chúng ta biết cách sắc thuốc sao cho đúng nhất, mang lại hiệu quả tốt nhất.


Nồi sắc thuốc tốt nhất: Nồi đất

Sắc và hãm thuốc như thế nào, cách sắc và hãm thuốc đúng, hướng dẫn sắc và hãm thuốc , cách nấu thuốc bắc

Sắc thuốc là kỹ thuật dùng thủy-hỏa (nước-lửa) để chiết xuất hoạt chất của các vị thuốc.

 


Sắc thuốc là kỹ thuật dùng thủy-hỏa (nước-lửa) để chiết xuất hoạt chất của các vị thuốc. Tùy theo tính chất chữa bệnh mà mỗi thang thuốc thường có cách sắc khác nhau để cuối cùng có kết quả tốt nhất cho người sử dụng.
Các lương y ngày xưa đã khuyên chúng ta không nên dùng nồi đồng, nhôm để sắc thuốc vì có nhược điểm là khi nấu, thuốc sẽ bị phản ứng bởi các ô-xít kim loại có độc, có thể gây hại cho người dùng. Do vậy, nồi đất là sự lựa chọn tối ưu trong việc sắc, hãm thuốc.
Dùng nồi hay ấm đất sẽ giữ lại được chất lượng và không có tác dụng phản ứng hóa học với thuốc.
Nguyên liệu sắc thuốc có nhiều như: củi, rơm rạ, than củi, điện, gas. Loại nào cũng sử dụng được chỉ cần canh lửa cho đúng theo mong muốn. Tuy nhiên, lưu ý không nên dùng những loại củi có chất nhựa, nhiều khói vì như vậy sẽ ảnh hưởng đến mùi vị và chất lượng thuốc.

Cách “nấu”: Tùy theo từng vị thuốc

 

 

Sắc và hãm thuốc như thế nào, cách sắc và hãm thuốc đúng, hướng dẫn sắc và hãm thuốc , cách nấu thuốc bắc

 

Mỗi loại, mỗi vị thuốc cần có cách dùng lửa khác nhau để mang lại công hiệu tốt nhất cho từng thang thuốc.

 

Mỗi loại, mỗi vị thuốc cần có cách dùng lửa khác nhau để mang lại công hiệu tốt nhất cho từng thang thuốc.
– Đối với những vị thuốc giải cảm như: kinh giới, tô diệp, bạc hà có nhiều tinh dầu thường sắc bằng lửa lớn và nhanh trong vòng 10-15 phút là lấy ra uống nóng. Như vậy, mới giữ lại được  các chất tinh dầu có công dụng giải cảm.
– Các loại thuốc bổ như: thục địa, bạch linh, đương quy, nhân sâm, cần phải sắc thời gian lâu hơn, khoảng 1 giờ cho một nước thuốc.
– Những vị thuốc khó tan rã, lâu ra hoạt chất như: miết giáp, quy bản đem ngâm khoảng 1 giờ rồi cho vào nồi sắc trước một thời gian, sau đó mới cho cả thang thuốc vào sắc chung.
– Các loại cao như: cao ban long, cao quy bản thường được cho vào chén rồi đổ thuốc nóng vào cho tan.
– Các vị thuốc như: cúc hoa, câu đằng cho vào nồi khoảng 10 phút trước khi cạn để bảo tồn hoạt chất, nếu sắc quá lâu sẽ mất chất.
– Đối với quế bột, mộc hương cho vào chén thuốc, khuấy đều, uống ngay.
– Các vị thuốc bột thường được gói trong bao vải lụa để tránh bị cặn của bột thuốc khi rót uống.

Vì mỗi loại đều có cách dùng khác nhau nên khi hốt thuốc (mua) cần hỏi rõ thầy thuốc cách sắc sao cho đem lại hiệu quả nhất.

Ngoài ra, việc dùng ấm sắc thuốc điện với dự định sẵn về thời gian và lượng thuốc còn lại thật sự rất thuận tiện cho người dùng, thế nhưng đây không phải là chọn lựa tốt nhất. Nếu có điều kiện, chúng ta nên sử dụng cách sắc thuốc truyền thống để thang thuốc vẫn giữ lại được chất lượng tối đa.

Lưu ý khi sắc thuốc:

Sắc và hãm thuốc như thế nào, cách sắc và hãm thuốc đúng, hướng dẫn sắc và hãm thuốc , cách nấu thuốc bắc
Thông thường một thang thuốc chữa bệnh được sắc hai nước.

Thông thường một thang thuốc chữa bệnh được sắc hai nước. Nước thứ nhất cho khoảng 800ml nước, sắc còn lại 200ml. Nước thứ hai cho khoảng 600ml, sắc còn lại 200ml. Sau đó, đem hòa chung hai nước thuốc lại với nhau, rồi chia ra hai lần uống cách nhau ít nhất bốn giờ. Tùy theo từng loại mà thầy thuốc sẽ hướng dẫn người bệnh uống trước hoặc sau khi ăn.

 

 

. Mỹ Lan
Tạp chí Sức Khỏe


Posted in: Đông y