Quả mơ bé nhưng đa tài

Quả mơ là loại quả be bé, vàng vàng này có mặt nhiều nơi trên thế giới và rất quen thuộc đối với các nước châu Á.

Ở nước ta, mơ được chế biến rất đa dạng, trong Đông y chúng dùng để chữa rất nhiều bệnh. Mơ còn được ghi vào Dược điển Việt Nam.

 “Một quả ô mai mỗi ngày, bác sĩ sẽ không đến nhà”
(Tục ngữ Nhật

Vào độ tháng Tư hàng năm, Hà Nội vào mùa mơ. Quả mơ được trồng nhiều ở Hà Tây, Nam Hà, Bắc Cạn, Tuyên Quang… nhưng ngon nhất phải kể đến mơ Hương tích. Loại mơ này có màu vàng óng, hương thơm rất đặc biệt và vị chua lại rất thanh.

Mơ còn có tên gọi khác là hạnh, khổ hạnh nhân, má phong, mác mòi. Cây mơ trồng bằng hạt, đánh cây non hoặc chiết cành vào mùa xuân. Hoa mơ nở vào cuối mùa đông (gần Tết âm lịch) trước khi cây ra lá. Quả mơ thường chín vào đầu mùa hè (vào độ từ tháng Ba cho đến tháng Tư), được hái về đem tãi mỏng để tránh giập nát sau đó chế biến thành ô mai, mơ muối, rượu mơ, mơ ngâm…

Trị được nhiều chứng bệnh

Mơ có vị chua, tính bình nên rất tốt cho tỳ vị, phế và đại tràng. Trong thịt quả mơ chứa nhiều loại vitamin (đặc biệt vitamin A và vitamin C), a-xít citric, đường, chất hữu cơ… có tác dụng kháng viêm, bảo vệ màng tế bào, chống lão hóa, làm giảm lượng mồ hôi và lượng muối mất đi do ra mồ hôi, tăng sức dẻo dai trong hoạt động của con người.

Công dụng của quả mơ, quả mơ dùng để làm gì, quả mơ có tác dụng gì, bài thuốc chữa bệnh từ quả mơ, ăn quả mơ để làm gì, tác dụng của quả mơ đối với cơ thể
Quả mơ tươi đem ngâm với đường khi được lên men sẽ làm tăng thêm nhiều loại phân hóa tố, các loại vitamin và những vi chất bổ dưỡng đã có sẵn trong thịt mơ.

 

Quả mơ tươi đem ngâm với đường khi được lên men sẽ làm tăng thêm nhiều loại phân hóa tố, các loại vitamin và những vi chất bổ dưỡng đã có sẵn trong thịt mơ. Nước mơ là loại thức uống giải khát rất tốt, tăng sức bền bỉ, bù đắp năng lượng, thanh nhiệt cho người mau khát, chống mệt mỏi, ăn ngon miệng, ít bị rối loạn tiêu hóa.

Bạch mai (mơ muối)  vị chua mặn, tính ấm, có tác dụng vào ba kinh can, tỳ, phế. Thường dùng chữa ho, thông đờm, kiết lị, trị nôn ói,sát khuẩn, tăng bài tiết, làm ra mồ hôi, giải nhiệt, có tác dụng cân bằng sự thẩm thấu giữa tế bào và máu, kích thích ăn ngon.

Ô mai trừ phiền nóng, khô miệng, chữa ho, bệnh lị lâu ngày không khỏi, tê liệt, đau mình mẩy, ngậm cho thơm miệng khi bị ngứa họng, buồn nôn hoặc có đờm. Nước ép ô mai dùng chữa khát, trừ đờm, chữa bệnh thương hàn, phiền nóng, bệnh hư lao, nóng trong xương…

Rượu mơ giúp ăn ngon, kích thích tiêu hóa nhất là khi dùng những món chiên, xào, có nhiều chất béo. Trước mỗi bữa ăn, bạn chỉ cần uống 25-30ml rượu mơ sẽ giúp ăn ngon và khích thích tiêu hóa tốt.

Rượu thanh mai (mơ xanh), tính hàn, vị ấm dùng để chữa kém ăn, bụng có giun, phong thấp, nôn mửa, đau bụng, ra mồ hôi tay chân.

Những bài thuốc hay


Công dụng của quả mơ, quả mơ dùng để làm gì, quả mơ có tác dụng gì, bài thuốc chữa bệnh từ quả mơ, ăn quả mơ để làm gì, tác dụng của quả mơ đối với cơ thể
Quả mơ tươi, rửa sạch, cho vào ấm nấu với trà là thức uống giải rượu rất tốt.

 

Chữa người mệt, háo khát: Quả mơ chín từ 3-6g/ngày (bỏ hạt dùng thịt) và đường (hoặc mơ ngâm đường) pha nước uống ngày 2-3 lần, mỗi lần 150-200ml.

Chữa ho viêm họng: Ô mai (lấy thịt bỏ hạt) 6g; Vỏ rễ dâu tẩm mật sao thơm 12g; Cam thảo dây 6g; Sắc với 200ml nước còn 100ml, uống trong ngày.

Chữa răng đau nhức: Quả mơ chín giã nát đắp vào răng.

Đau bụng giun: Ô mai 30g, 3 muỗng đường, sắc nước uống.

Chữa lị: Dùng 20 quả mơ, 1 bát nước, sắc còn 6/10, uống vào lúc đói.

Giải rượu: Quả mơ tươi, rửa sạch, cho vào ấm nấu với trà là thức uống giải rượu rất tốt.

Mụn cóc (mụn cơm) trên da: Ô mai 30g (bỏ hạt) ngâm với nước muối và ít giấm, đắp lên mụn cóc.

Chữa ho lâu ngày: Bạch mai 20g, cát cánh 10g, mạch môn 10g, cam thảo 5g, trần bì 10g, hoàng kỳ 20g, 2 bát nước sắc còn 1/2 bát, chia 2 lần uống trong ngày.

Đái tháo đường, không tự chủ được tiểu tiện: Bạch mai, thục địa, hoài sơn, đan phiến, ngũ vị tử. Mỗi loại 10g. Nhục quế 2g. Sắc uống.

Sỏi mật, viêm đau túi mật: Bạch mai, cam thảo chế, kim tiền thảo, hải kim sa, diên hồ tố, kê nội kim. Dùng mỗi loại 15g, sắc uống.

Đi lỏng dài ngày do tỳ hư: Bạch mai, bạch truật, kha tử, đảng  sâm, mỗi loại 10g, sắc uống.

Ra mồ hôi trộm: Bạch  mai, hoàng  kỳ, ma hoàng căn, đương quy. Mỗi loại 10g sắc uống.

Miệng khô khát, phiền nhiệt: Bạch mai, thiên hoa phấn, ngọc trúc, thạch hộc. Mỗi loại 6g, sắc uống.

Tẩy giun đũa: Bạch mai 10g, xuyên tiêu 6g, gừng 3 lát, sắc uống.

Một số cách chế biến từ quả mơ

>>> LÀM MƠ NGÂM:

Thành phần:

 2kg mơ vàng.

 2kg đường cát vàng, vì theo kinh nghiệm thì đường vàng sẽ giúp làm tăng độ óng vàng của nước mơ.

 1 thìa cà-phê muối.

 Hũ sành (khạp) hoặc hũ thủy tinh, không nên dùng hũ nhựa vì trong quá trình ngâm, nhựa có thể làm mất mùi thơm đặc trưng của mơ.

Thực hiện:

 Quả mơ, rửa sạch với nước lạnh, ngâm vào nước muối pha loãng khoảng 2 giờ. Vớt mơ ra và dội nước ấm khoảng 300C-400C đều lên mơ.

 Để rổ mơ ở chỗ thoáng mát có nhiều gió cho thật ráo nước và da bên ngoài se lại. Cho một lớp mơ vào hũ, rồi đến một lớp đường… cứ thế thực hiện cho đến hết… và ở trên cùng luôn luôn là một lớp đường. Đậy kín nắp lại.

 Khoảng 1 tuần sau thì lớp đường trên mặt tan hết và nước mơ bắt đầu tiết ra. Càng để lâu, quả mơ càng quắt lại và tiết ra nước mơ màu vàng nâu, dậy mùi thơm.

>>> LÀM RƯỢU MƠ

Thành phần:

1kg mơ chín, rửa sạch, để thật ráo nước.

1 lít rượu nếp ngon.

Thực hiện:

 Cho mơ vào bình kín, tiếp tục cho rượu vào, ngâm khoảng một tháng trở lên.

 Nếu muốn dùng ngay, bạn chỉ cần hòa nước cốt mơ với rượu nếp.

>>> MƠ MUỐI

Công dụng của quả mơ, quả mơ dùng để làm gì, quả mơ có tác dụng gì, bài thuốc chữa bệnh từ quả mơ, ăn quả mơ để làm gì, tác dụng của quả mơ đối với cơ thể

Mơ muối có thể dùng để ngậm hoặc pha nước uống rất ngon.

Thành phần:

 2kg mơ.

 1kg muối bột hoặc muối hạt.

 50g gừng, gọt vỏ, giã nát.

 20g cam thảo.

Thực hiện:

 Phơi quả mơ đến khi héo, ướp mơ với muối. Cho vào vại (không đổ nước).

 Sau ba ngày, lấy mơ ra phơi héo, cho vào vại muối lần thứ hai. Để từ 1-2 ngày nữa, sau đó đem phơi cho thật khô.

 Sau thời gian muối, quả mơ sẽ áo bên ngoài một lớp muối trắng. Lúc này, bạn có thể cho thêm gừng giã nát và cam thảo để làm tăng hương vị cho món mơ muối.

 Mơ muối có thể dùng để ngậm hoặc pha nước uống rất ngon.

  

.Song Anh
Tạp chí Sức Khỏe

Posted in: Đông y