Phụ huynh cần làm gì khi trẻ khóc dạ đề?

Khóc dạ đề là trường hợp các bé mới sinh, từ 2 tuần đến hơn 12 tháng, thường khóc dai dẳng nhiều giờ hàng đêm. Các ông bố bà mẹ khá bối rối khi gặp phải tình huống này.

Dù các bác sĩ giải thích: “Đây là tình trạng trẻ khóc dạ đề, không sao cả… Bé sẽ hết khóc khi lớn hơn” nhưng các bà mẹ vẫn không yên tâm. Không phải vì họ sợ khổ khi phải thức hằng đêm với con hoặc sợ hàng xóm trách móc. Nếu khổ, họ vẫn cố gắng chịu được. Nếu hàng xóm trách móc, họ sẽ cố gắng giải thích, mong hàng xóm bỏ qua và nhờ ông xã làm thêm phòng cách âm. Với họ, nỗi lo lớn nhất là không biết con mình bị gì mà đêm nào cũng khóc ngằn ngặt. Có người còn cho rằng, khi trẻ còn trong tháng mà cha mẹ đem “khoe” con nhiều quá, sẽ khiến bé quấy khóc từ đó về sau.

Khóc dạ đề là gì, tại sao trẻ lại khóc dạ đề, phụ huynh cần làm gì khi trẻ khóc dạ đề, cách giúp trẻ không khóc dạ đề, phương pháp trị khóc dạ đề ở trẻ nhỏ

  

Các bác sĩ Úc cho rằng, trẻ khóc dạ đề là do thiếu ô-xy, cứ đẩy bé ra ngủ dưới mái hiên nhà, bé sẽ hết khóc ngay thôi. Thế nhưng, các bà mẹ vẫn lo lắng: “Ngộ nhỡ bé trúng gió hay cảm lạnh thì sao?”. Thực  ra khóc dạ đề vẫn còn là một bí ẩn, được giải thích do nhiều nguyên nhân. Chẳng hạn như:
Bé đói bụng: Trẻ càng bú lâu một bên vú, hàm lượng chất béo trong sữa mẹ càng tăng. Nếu mẹ tự ý chuyển cho trẻ bú bên vú kia sớm, trẻ nhận được ít chất béo hơn. Ít chất béo thì ít calorie hơn, bé sẽ chóng đói và khóc đòi bú.

Dị ứng với một số protein lạ trong sữa mẹ: Một số protein trong thức ăn của mẹ có thể được bài tiết vào sữa và gây ảnh hưởng đến bé, thường nhất là protein sữa bò. Nếu nghi ngờ bé khóc dạ đềdo nguyên nhân này, mẹ nên thử ngừng ăn các sản phẩm làm từ sữa bò như: sữa, phô-mai, sữa chua, kem…

Tã ướt, bẩn: Điều này khiến bé khó chịu và phản ứng bằng cách… khóc. Cần “dọn dẹp “ để bé thoải mái hơn.

Bé bị sình bụng: Bạn  bế bé thẳng đứng người, úp ngực bé vào người bạn và vỗ nhẹ vào lưng bé… Nếu thấy bụng bé căng sình nhẹ, cần bơm hậu môn bằng thuốc Rectiofar để bé đi tiêu được.

Trẻ bị quá lạnh hay quá nóng: Cần đắp chăn cho bé nếu bé quá lạnh hay ngược  lại, mở quạt, máy lạnh nếu bé quá nóng.

Đôi khi, có thể do quần áo, tã của bé  quá chật. Bạn  nên  kiểm  tra xem  có sợi chỉ của bao tay hay vớ xiết quanh ngón  tay, chân bé không?

Thỉnh thoảng, bé cần có những cử chỉ yêu thương, chăm sóc của bố mẹ… Hãy ôm bé vào lòng, lắc lư, hát ru khe khẽ, bé sẽ ngủ ngoan thôi…

Bé có ngủ nhiều về chiều và đầu hôm không? Nên khuyến khích bé chơi nhiều đến 8 giờ tối hãy cho bé ngủ. Khi ấy, bạn hãy tắt đèn, ti-vi và giữ yên lặng để bé ngon giấc. Vài hôm sau, bé sẽ quen với đồng hồ sinh học mới này và ngủ đúng giờ.

Bé còi xương và suy dinh dưỡng: Các bé bị tình trạng này thường khóc dạ đề, vì thế bạn cần cho bé ăn uống đầy đủ. Nên cho bé uống thuốc Stérogyl ngừa còi xương, nhằm mục đích bổ sung lượng vitamin D cần thiết (uống 2 giọt mỗi ngày cho đến khi trẻ được 18 tháng tuổi ). Bên cạnh đó, bạn cần cho bé tắm nắng mỗi ngày từ 5-15 phút, trước 8h30.

Khóc dạ đề là gì, tại sao trẻ lại khóc dạ đề, phụ huynh cần làm gì khi trẻ khóc dạ đề, cách giúp trẻ không khóc dạ đề, phương pháp trị khóc dạ đề ở trẻ nhỏ

 

Vật lạ gây ngứa ngáy: Một số bé dễ “dị ứng“ với các vật lạ trong nôi như kiến, gián, nếp nhăn của drap trải giường, quần áo, bao tay hay khi đôi vớ quá chật… Cần tìm hiểu và tháo gỡ những vật lạ này cho trẻ.

Bé muốn ngủ nhưng không ngủ được: Do môi trường quá ồn ào hay nóng bức khiến bé không thể ngủ được… Nên nhớ, bé rất “nhạy cảm” với tiếng ồn, thời tiết. Vì vậy, người nhà nên hạn chế những hoạt động gây ra tiếng ồn khi gia đình có trẻ con.

Bé ngạt mũi: Các bé nhỏ khi bị ngạt mũi thường không biết thở bằng miệng. Vì thế, bé không thể ngủ yên, thường khóc nhè và bỏ ăn.

Đau bụng: Khi  bé khóc dữ dội, lồng lộn, cho biết bé đang đau bụng…

KHI NÀO NÊN ĐƯA TRẺ ĐẾN BÁC SĨ?

Không cần đưa trẻ đến bệnh viện trừ khi các bà mẹ nghi ngờ trẻ bị bệnh. Nếu bé trông khỏe mạnh và trở lại bình thường sau mỗi lần khóc, nếu gia đình, đặc biệt là các bà mẹ, vẫn chịu được tiếng khóc của trẻ trong vòng 3 tháng thì không có gì phải lo lắng.
Tuy nhiên, nếu cơn khóc kéo dài hơn 4 giờ hoặc kèm theo các dấu hiệu bất thường khác như: sốt, nôn ói, tiêu chảy, tiêu máu, sình bụng hay bé mệt nhiều, bạn nên đưa bé đến cơ sở y tế.

Tình trạng này có thể do nguyên nhân rất nhẹ là sình bụng, bón hay tiêu chảy, nhưng cũng có thể do nguyên nhân rất nặng như lồng ruột, cần được điều trị tại bệnh viện. Trong trường hợp nghi ngờ, tốt nhất nên đưa bé đến bác sĩ chuyên khoa khám và xử trí thích hợp.

Có khi trẻ khóc do có một bệnh  đã  và đang xảy ra cho bé nhưng chưa biểu lộ rõ. Chẳng  hạn như: cảm cúm, hen phế quản, cơn hạ can-xi máu, cần phải được bác sĩ chữa trị…

 BS. Trịnh Văn Nhơn
Phòng khám Nhi Nancy Phú Nhuận

Theo Tạp chí Sức Khỏe

Posted in: Tin tức