Phân biệt dị ứng và ngộ độc thuốc

Các tai biến khi sử dụng thuốc hay gặp và có rất nhiều loại, cần phân biệt hai dạng dễ nhầm lẫn nhất là dị ứng thuốc và ngộ độc thuốc.

Nhiều người vẫn nhầm tưởng hai loại tai biến này là một. Vì vậy, khi xử trí gặp nhiều lúng túng, thậm chí là sai dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Dưới đây là những điều giúp phân biệt về bản chất, tổn thương cũng như cách chữa trị các tai biến trên. 

Dị ứng thuốc (drug allergy)

 Ngộ độc thuốc, dị ứng thuốc, nguyên nhân gây ngộ độc thuốc, nguyên nhân dị ứng thuốc, cách trị ngộ độc thuốc, cách trị dị ứng thuốc, ngộ độc thuốc, uống thuốc quá liều

Dị ứng thuốc là một nhóm các triệu chứng xảy ra do những phản ứng dị ứng khi sử dụng dược phẩm.

 

Bản chất: Dị ứng thuốc (hay còn gọi là phản ứng thuốc) là một nhóm các triệu chứng xảy ra do những phản ứng dị ứng khi sử dụng dược phẩm. Dị ứng thuốc đúng nghĩa là khi lần đầu tiên sử dụng một loại dược phẩm nào đó, hệ miễn dịch bảo vệ cơ thể sẽ nhận biết ngay và tạo ra kháng thể đặc biệt Immunoglobulin E (IgE) để chống lại chất lạ đó. Lần sử dụng kế tiếp loại dược phẩm ấy sẽ kích hoạt một đáp ứng miễn dịch và giải phóng ào ạt histamine gây nổi mề đay, ngứa, nhức đầu, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, chuột rút, khó thở, nổi ban toàn thân, rối loạn ý thức…

Tổn thương: Phản ứng dị ứng có nhiều cấp khác nhau, từ sự kích ứng gây ngứa da, ngứa mắt, nổi ban, nổi mẩn đỏ trên da đến các tác dụng phụ ở mức độ nhẹ như: buồn nôn, ói mửa, thở khò khè, sưng môi, sưng lưỡi, sưng mặt… Nặng hơn là phản ứng bảo vệ (phản vệ) gây: khó thở, mạch nhanh, buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy, ngất xỉu, xây xẩm, giọng khàn, hồi hộp, đau bụng, nổi ban nhiều vùng trên cơ thể…

Một số trường hợp nghiêm trọng, phản ứng dị ứng nặng xảy ra trên toàn cơ thể, có thể đe dọa tính mạng như tim mạch, sốc phản vệ gây trụy tim mạch. Nếu không được điều trị kịp thời, tử vong là rất cao.

Những loại thuốc hay gây ra dị ứng gồm penicillin và những kháng sinh họ hàng của nó, các thuốc sulfonamide, thuốc chống co giật, các chế phẩm insulin có nguồn  gốc từ súc vật, thuốc gây tê vùng (novocaine)… Một số trường hợp được cho là đặc ứng, ví dụ như aspirin có thể làm bùng phát các cơn hen suyễn.

Xử trí: Để điều trị dị ứng thuốc, có thể uống hoặc tiêm các loại thuốc kháng histamine, corticosteroid xoa trên da, dùng các thuốc giãn phế quản khi có khó thở, tiêm adrenaline khi có sốc phản vệ.

Ngộ độc thuốc (drug poisoning, pharmatoxic)

Ngộ độc thuốc, dị ứng thuốc, nguyên nhân gây ngộ độc thuốc, nguyên nhân dị ứng thuốc, cách trị ngộ độc thuốc, cách trị dị ứng thuốc

Khi phát hiện nạn nhân ngừng tim, ngừng thở, trước tiên cần hô hấp nhân tạo và giúp tim đập lại.


Bản chất: Xảy ra là do dùng thuốc quá liều hay thuốc có tác dụng phụ quá mạnh. Phần dưới đây đề cập đến ảnh hưởng của cả thuốc Tây lẫn thuốc Đông y.

– Thuốc nhóm Opioid (có gốc thuốc phiện): hydrocodone, oxycodone (oxy- contin), hydromorphone, meperidine, morphine và codeine…  hay gây ra quên thở, ngừng thở, co thắt các cơ tiêu hóa gây đau và nôn mửa…

– Thuốc phổ biến nhất thường gây ngộ độc trẻ em là thuốc trị ho và cảm, kháng viêm không steroid (acetaminophen, aspirin, decolgen…) benzodiazepine (valium, seduxen…), thuốc chống trầm cảm, thuốc chống nôn primperan, thuốc chống dị ứng  chlorpheniramine…

– Một số loại băng dán cũng có thể gây ngộ độc vì chứa metylsalicylat, mentol, camphor, glycocsali cylat, thymol. Trong đó metylsalicylat nếu thấm vào máu sẽ gây độc. Thuốc  chống  say tàu xe, chống đau thắt ngực đều có tác dụng phụ và không nên để quá lâu so với hướng dẫn vì có thể gây bỏng da.

– Ngộ độc do thuốc Đông y đứng hàng thứ 5 trong các loại ngộ độc về thuốc và hiện nay đang có chiều hướng gia tăng. Trong thành phần một số cây có hàm lượng độc tố ở các mức độ khác nhau. Có những cây cực độc như: củ ấu tàu (độc tố aconitine), nấm (amatoxin)… hoặc có lẫn những cây có chất cực độc như lá ngón.

Chuyện nhầm lẫn các cây thuốc cũng là điều thường gặp, gây nguy hại cho người sử dụng. Ngoài ra, một số loại thuốc Nam được pha trộn từ nhiều loại cây, con vật độc (như mã tiền, sâu ban miêu), thậm chí nhiều thầy lang còn cho vào thuốc Nam chu sa, thần sa, nhan môn… có hàm lượng kim loại nặng (chì, thủy ngân,asen…) ở mức cao và nhiều độc chất khác nên khó xác định chính xác tên và hàm lượng nên gây ngộ độc.

Tổn thương: Tùy theo từng loại thuốc mà gây ra những triệu chứng khác nhau. Một số triệu chứng thường gặp là rối loạn hệ thống tiêu hóa (nôn, đi ngoài…), sau 3-4 ngày các tổn thương ở bộ phận tiêu hóa nặng lên, xuất huyết dạ dày, thủng ruột… rồi gây suy gan, suy thận, hư hỏng thần kinh (co giật, liệt cơ), suy hô hấp, tiểu ra máu…

Đa số bệnh nhân nhập viện muộn. Nếu suy thận còn có thể chạy máu nhân tạo, truyền dịch… tuy rất tốn kém nhưng còn cứu sống được, nếu suy gan nặng sẽ rất khó khăn.

Ngộ độc thuốc, dị ứng thuốc, nguyên nhân gây ngộ độc thuốc, nguyên nhân dị ứng thuốc, cách trị ngộ độc thuốc, cách trị dị ứng thuốc
Điều đáng lo ngại trong ngộ độc thuốc Đông y là các dược liệu thường được trộn thêm thuốc tân dược như corticoid hoặc aspirin, mã tiền…

Điều đáng lo ngại trong ngộ độc thuốc Đông y là các dược liệu thường được trộn thêm thuốc tân dược như corticoid hoặc aspirin, mã tiền… Việc này khiến bệnh nhân thấy đỡ, tưởng nhầm là khỏi bệnh nhưng thực tế phải lệ thuộc vào thuốc và gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Bên cạnh đó, điều khó khăn khi điều trị ngộ độc thuốc Đông y là không có thuốc đặc hiệu. Đa số người bệnh đã bị nặng do chất độc tích tụ trong cơ thể lâu ngày.

Xử trí: Cũng tùy theo tính chất hóa lý từng loại thuốc mà cơ sở y tế có cách xử trí khác nhau. Tuy nhiên, khi phát hiện ngộ độc thuốc cấp, có thể sơ cấp cứu trước bằng cách:

– Khi phát hiện nạn nhân ngừng tim, ngừng thở, trước tiên cần hô hấp nhân tạo và giúp tim đập lại.
– Loại bỏ chất độc theo đường uống bằng cách gây nôn:
– Móc họng, đè gốc lưỡi để kích thích gây nôn.
– Hòa nước muối thật đậm cho uống để gây phản xạ nôn.
– Nếu có si-rô Ipeca, cho nạn nhân uống 30ml, sau đó cho uống khoảng 300 ml nước (nếu là trẻ em thì cho dùng một nửa liều này).
– Cho dùng nước đậu xanh giã nát, nước rau muống, khoai lang.

Lưu ý:

– Chỉ xử trí gây nôn khi nạn nhân vẫn còn tỉnh.
– Nên giữ lại chất nôn, mang đến bệnh viện xác định chất gây ngộ độc để điều trị bằng chất giải độc phù hợp.
– Khi nạn nhân bị hôn mê, cần đặt ở tư thế nằm đầu thấp, nghiêng một bên để tránh hít sặc các chất nôn. Không được gây nôn trong trường hợp có co giật, uống phải dầu hỏa, a-xít, người suy tim nặng, phụ nữ mang thai quá to.

Sau xử trí cấp cứu phải chuyển ngay đi bệnh viện để thực hiện các xử trí tiếp theo và giải độc…

 

.TS. BS.CK2 Bùi Mạnh Hà
Tạp chí Sức Khỏe

Posted in: Tin y tế