Những điều cần biết về Botulinum Toxin trong y khoa và làm đẹp

Botulinum Toxin là độc tố sinh ra do vi khuẩn Clostridium botulinum. Ðộc tố này ngăn chặn luồng thần kinh đến cơ, do đó làm liệt vận động cơ.

Sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ ngày nay đã đem lại cho đời sống nhân loại những thành tựu vô cùng rực rỡ. Riêng chuyên ngành giải phẫu thẩm mỹ cũng đã tận dụng tối đa những kết quả nghiên cứu khoa học như laser, siêu âm, vật liệu sinh học… để giúp con người chống lại sự bào mòn khắc nghiệt của thời gian.

Trong số những ứng dụng hữu ích ấy, chúng tôi xin được giới thiệu đôi nét về việc dùng Botulinum Toxin trong việc chống nhăn da mặt – có thể được xem là một bước tiến mới trong việc kết hợp hài hòa của kỹ thuật y khoa và nghệ thuật làm đẹp.

Nguồn gốc và công dụng của Botulinum Toxin
Botulinum Toxin là độc tố sinh ra do vi khuẩn Clostridium botulinum. Ðộc tố này ngăn chặn luồng thần kinh đến cơ, do đó làm liệt vận động cơ. Ðối với người ngộ độc Botulinum Toxin (thường xảy ra khi ăn đồ hộp bị nhiễm khuẩn) sẽ gây tỷ lệ tử vong cao vì liệt cơ hô hấp.

Tác dụng làm liệt cơ này đã được áp dụng rộng rãi trong y học để chữa những bệnh co cơ ngoài ý muốn.

Botulinum Toxin trong y khoa và làm đẹp, Botulinum Toxin là gì, Botulinum Toxin có gây hại gì đến sức khỏe, tác hại của Botulinum Toxin

Vài chỉ định thông thường của Botulinum Toxin trong Y khoa
– Bại não trên trẻ em, co cứng cơ vòng mi, co giật nửa mặt, vẹo cổ do co cứng cơ, đổ mồ hôi nhiều, chỉnh mắt lé, chữa các vết nhăn trên mặt.

Phụ nữ khi bước vào tuổi trung niên thường rất lo lắng về những nếp nhăn xuất hiện trên gương mặt. Thông thường, những nét diễn cảm trên mặt được thực hiện do sự co các cơ bám da vùng mặt. Sự co cơ mặt lặp đi lặp lại theo một hướng cùng với da bị lão hóa sẽ để lại những nếp nhăn, nhiều khi làm mất thẩm mỹ và gợi nét buồn bã, cau có, già nua. Tiêm Botulinum Toxin vào những vùng cơ chọn lọc trên mặt sẽ làm liệt tạm thời những cơ đó, hiệu quả là làm mờ được những nếp nhăn trên da mặt, đồng thời cũng tránh được sự hình thành những nếp nhăn mới.

Ðây là một ứng dụng thông minh của Botulinum Toxin trong lĩnh vực thẩm mỹ
Ðầu tiên, BS. Jean và Alastair Carruthers tiêm Botulinum Toxin để chữa bệnh co giật mi mắt, nhưng do thấy rõ Botulinum Toxin còn có hiệu ứng làm mất các vết nhăn vùng quanh mắt, nên từ đó cho áp dụng vào lĩnh vực thẩm mỹ để chống nhăn da. Từ năm 1987 đến nay, các bác sĩ đã thực hiện cho hơn 10.000 ca không để lại di – biến chứng gì quan trọng.

Có thể dùng Botulinum Toxin để xóa những nếp nhăn giữa hai cung mày, nếp nhăn trán, nhăn đuôi mắt, nhăn mũi, nhăn đường cổ, nhăn cằm.

Botulinum Toxin trong y khoa và làm đẹp, Botulinum Toxin là gì, Botulinum Toxin có gây hại gì đến sức khỏe, tác hại của Botulinum Toxin

Trên thế giới, người ta có thuật ngữ “Botulinum Toxin addict” để chỉ những khách hàng thường xuyên của Botulinum Toxin. Họ cứ “Ðúng hẹn lại lên” tiêm thuốc giống như “nghiện” vậy, một thứ “nghiện” về tinh thần của phái đẹp khi thấy hiệu quả vừa nhanh chóng, đơn giản, giá thành lại hợp lý và đạt được yêu cầu thẩm mỹ.

Vì sao mãi đến nay Botulinum Toxin mới được đưa vào công nghệ làm đẹp tại Việt Nam?
Ðối với ngành thẩm mỹ nước ta, Botulinum Toxin không xa lạ gì, tuy nhiên kỹ thuật có phát triển được hay không còn lệ thuộc vào mức sống của người dân. Các phẫu thuật thẩm mỹ ở Việt Nam thông thường được thực hiện với giá rất thấp. Khách hàng lại chuộng những kỹ thuật đem lại hiệu quả lâu dài, trong khi Botulinum Toxin chỉ có tác dụng trong một thời gian ngắn. Ví dụ: Tiêm Botulinum Toxin để xóa vết nhăn quanh mắt và trán có giá bằng một phẫu thuật nâng mũi đơn giản. Nhưng mũi được sửa tốt có thể giữ suốt đời, trong khi Botulinum Toxin chỉ có tác dụng trong 6 tháng, vì vậy khách hàng có cảm giác dùng Botulinum Toxin quá đắt tiền. Tuy nhiên họ lại quên rằng Botulinum Toxin có những ưu điểm không thể thay thế được. Hy vọng trong tương lai, khi nền kinh tế nước ta được nâng cao, thu nhập của người dân khá hơn thì phương pháp này sẽ được áp dụng phổ biến như ở các nước tiên tiến. Ngoài ra, Botulinum Toxin có trên thị trường trước đây chỉ là Botox, được sản xuất bởi hãng Allergan, Mỹ, thuốc xâm nhập tự phát lẻ tẻ vào thị trường Việt Nam. Gần đây, Dysport, là một Botulinum Toxin do công ty Ipsen (Anh) sản xuất đã được chính công ty này nhập khẩu và phân phối tại Việt Nam. Thuốc được bảo đảm hơn về chất lượng, tác dụng phụ thường rất nhẹ và thoáng qua. Liều sử dụng trong điều trị rất nhỏ so với liều độc, do đó có độ an toàn rất cao. Botulinum Toxin khi tiêm sẽ có tác động nhanh, bắt đầu phát huy hiệu quả sau 24-48 giờ, mạnh nhất sau 2 tuần và có thể kéo dài từ 3-6 tháng. Có thể cho liều điều chỉnh sau 3 tuần nếu cần.

Những lần tiêm sau có thể cho tác dụng kéo dài hơn (trên 12 tháng), 10% bệnh nhân thấy giảm luôn các triệu chứng của nhức đầu nửa bên.

Botulinum Toxin được sử dụng cho mọi đối tượng. Ðối với trẻ em nên hạn chế sử dụng và phải được bác sĩ nội thần kinh theo dõi chặt chẽ.

Gần đây, các khoa thẩm mỹ của một số bệnh viện lớn ở Việt Nam đã sử dụng Botulinum Toxin song vẫn còn rất hạn chế.

Ở các nước tiên tiến, chỉ có bác sĩ chuyên ngành thẩm mỹ và các ngành có liên quan mới được dùng Botulinum Toxin.

Tiêm Botulinum Toxin là một kỹ thuật chống nhăn tương đối hiện đại và có nhiều ưu điểm

Không đau khi tiêm, độ an toàn cao, đơn giản, có hiệu quả ngay, chỉ định rộng rãi, không cần phải chuẩn bị gì trước, không cần thời gian hồi phục và không ảnh hưởng đến công việc của bệnh nhân.

Cũng cần biết rằng Botulinum Toxin chống nhăn bằng cách chống co cơ, vì vậy có tác dụng kém trên những nếp nhăn đã hằn quá sâu do tuổi tác. Ðối với loại da nhăn, da thừa, xệ do bị lão hóa thì Botulinum Toxin thậm chí còn có tác dụng xấu.

Muốn chống nhăn hữu hiệu, phải tùy đối tượng và tính chất của nếp nhăn mà phối hợp nhiều phương pháp khác nhau như căng da mặt, tiêm các chất độn dưới da, dùng thêm mỹ phẩm, chất kích thích tạo collagen dưới da… để đạt hiệu quả tối ưu.
Mặt khác xin lưu ý, đôi khi cũng có những nếp nhăn “đầy diễn cảm”, ở thời điểm nào đó có thể tạo nên một khuôn mặt hấp dẫn, do đó chúng ta chỉ nên xóa những nếp nhăn không đáng có mà thôi. Hơn nữa Botulinum Toxin dù sao cũng chỉ có tác dụng tạm thời và hoàn toàn không nên lạm dụng nó.

TS. Lê Hành
Theo Tạp chí Sức Khỏe 

Posted in: Tin y tế