(Sức Khỏe – khoe24h) Ngứa hậu môn là hiện tượng ngứa quanh hậu môn, đoạn cuối của trực tràng. Hiện tượng ngứa ngáy có thể nằm ở hậu môn hoặc ở vùng da xung quanh hậu môn, ống hậu môn và bộ phận sinh dục ngoài cạnh hậu môn bị ngứa.
Ngứa hậu môn không chỉ gây ra cảm giác ngứa rát, lúng túng khó chịu mà còn tiềm ẩn nhiều nguy hại đối với sức khỏe.
Nguyên nhân gây ngứa hậu môn
* Do mắc bệnh da khô, khô niêm mạc hậu môn;
* Tầng sinh môn luôn luôn bị ẩm ướt, ra nhiều mồ hôi hoặc luôn bị dính phân, nước tiểu (nữ giới) sau mỗi lần đi vệ sinh cũng gây kích thích ngứa hậu môn.
* Da ở quanh hậu môn bị dị ứng, nhạy cảm với chất lạ (xà phòng giặt quần lót, rửa hậu môn hoặc hóa chất có mùi thơm trong giấy vệ sinh).
* Do tiêu chảy thường xuyên, khiến một lượng nhỏ phân thường xuyên rỉ ra ngoài cũng khiến hậu môn bị ngứa.
* Rửa hậu môn quá nhiều hoặc lâu hậu môn bằng giấy cứng, đồ khô hoặc chà sát hậu môn quá mạnh với xà phòng cũng gây ngứa.
* Với người cao tuổi bị ngứa hậu môn, bởi vùng da ở bên trong và ngoài hậu môn thường bị khô bởi sự lão hóa tế bào da song song với sự lão hóa các cơ quan khác trong cơ thể..
* Vùng da, nếp gấp quanh hậu môn bị tổn thương, trầy xước, nứt kẽ.
* Ngứa hậu môn do các bệnh khác. Đôi khi ngứa hậu môn không còn là một chứng bệnh dị ứng da liễu bình thường, ngứa hậu môn đôi khi là triệu chứng của một số bệnh nguy hiểm liên quan đến hậu môn và trực tràng như: trĩ, ung thư trực tràng, rò hậu môn, apxe hậu môn, nứt kẽ hậu môn, polyp hậu môn, đang nhiễm giun kim (chủ yếu ở trẻ em do buổi chiều tối, giun kim ra đẻ trứng ở rìa hậu môn, gây ngứa).
* Một số người bị táo bón, nhất là người cao tuổi phải sử dụng thuốc nhuận tràng quá nhiều hoặc không đúng loại thuốc nhuận tràng có thể gây ra các bệnh về đường ruột như tiêu chảy, từ đó gây ra các kích ứng da và làm cho vùng da hậu môn bị ngứa.
* Một số người bị bệnh vảy nến, tăng tiết bã nhờn và eczema là yếu tố gây kích ứng lên da bên trong và ngoài hậu môn gây ngứa. Một số trường hợp dùng thuốc thoa lên vùng da hậu môn bị ngứa, thuốc kích thích mạnh lại càng gây ngứa hoặc một số chị em phụ nữ dùng thuốc tránh thai có thể gây ngứa da (bao hàm cả ngứa hậu môn).
* Ngoài ra, khi bị nhiễm trùng vùng hậu môn hoặc bị mắc các bệnh lây qua đường tình dục có liên quan đến hậu môn (đồng tính luyến ái nam), nhiễm nấm vùng hậu môn bởi nấm Candida cũng là một trong những nguyên nhân gây ngứa hậu môn. Ở một số người rất nhạy cảm với một số thực phẩm (gia vị, rượu, cà phê, sữa…) khi sử dụng cũng gây ngứa hậu môn. Ngứa hậu môn còn có thể do khối u (u lành hay u ác tính) quanh hậu môn. Bên cạnh đó, ngứa hậu môn gia tăng có thể liên quan đến sự lo lắng hay căng thẳng thần kinh hoặc có thể gặp ở người ít vận động.
Triệu chứng và biến chứng của ngứa hậu môn
Ngứa hậu môn khác với ngứa ở các vị trí khác trên cơ thể, thường ngứa cục bộ, dữ dội và kéo dài ngứa hậu môn được kết hợp với các triệu chứng khác tương tự trong và xung quanh hậu môn gây nóng, rát hậu môn hoặc có thể gây đau nhức hậu môn. Ngứa và kích thích trong và xung quanh hậu môn có thể chỉ là tạm thời, hoặc nó có thể được kéo dài gây khó chịu và nhiều phiền toái, vào ban đêm hoặc là mỗi lúc ra khỏi nhà.
Ngứa hậu môn lâu dần sẽ gây nứt các nếp nhăn và dẫn đến suy giảm thần kinh, ăn không còn cảm giác, gây rối loạn giấc ngủ, từ đó mệt mỏi, chán ăn, buồn phiền và sút cân.
Nguyên tắc phòng và chữa trị
Bệnh nhân tâm sự do là chỗ nhạy cảm nên không đủ can đảm để đi khám bệnh. Do căn bệnh oái oăm này mà biến họ từ một người nhiệt tình, xông xáo thành một người mất tự tin, khép kín.
Vì vậy, những người mắc bệnh ngứa hậu môn không nên e ngại đi khám bệnh, bởi vì càng để lâu bệnh càng nặng thêm, hơn nữa kể cho bác sĩ nghe bệnh tình của mình là việc nên làm để bác sỹ chẩn đoán đúng bệnh và chọn phương pháp điều trị, dự phòng thích hợp, cho nên e ngại.
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, trong đó rất đúng với bệnh ngứa hậu môn. Vì vậy, cần giữ vệ sinh vùng hậu môn, tầng sinh môn đúng cách. Khi đi đại tiện, tiểu tiện xong, chớ lau “vùng ấy” quá nhiều và không dùng giấy vệ sinh rắn sẽ làm tổn thương da, nhất là da vùng hậu môn rất mỏng, nhạy cảm. Hàng ngày nên dùng nước ấm, sạch để vệ sinh và rửa hậu môn, hạn chế dùng khăn và không nên dùng giấy vệ sinh có chất thơm hoặc không dùng xà phòng để lau rửa. Nên dùng khăn ướt hoặc rửa hậu môn chỉ bằng nước vòi, ấm (càng tốt). Khi bị ngứa, không nên gãi. Bởi vì, càng gãi càng ngứa và làm tổn thương da hậu môn gây nhiễm trùng. Nên dùng đồ lót bằng chất liệu nhẹ nhàng, thoáng mát, thấm hút mồ hôi để “vùng ấy” không ẩm thấp, không nên dùng loại có chất liệu ni lông. Cần nhanh chóng đi khám bệnh và tuân theo chỉ định dùng thuốc theo đơn và tư vấn của bác sĩ khám bệnh. Không nên tự mua thuốc để thoa vào vùng hậu môn bị ngứa.
Ngứa hậu môn có nguy hiểm
– Ảnh hưởng ngứa hậu môn đầu tiên là gây cảm giác khó chịu cho người mắc phải. Tâm trạng bồn chồn, buồn bực do cảm giác ngứa gáy gây ra khiến con người dễ nổi giận, mất tự tin khiến các mối quan hệ tình cảm và công việc không được như ý.
– Ngứa hậu môn do nguồn thức ăn có lượng kích thích có thể làm rối loạn tiêu hóa, lâu ngày khiến các vùng da bị ngứa trở nên bỏng rát, căng phồng và sinh ra nhiều bệnh khác.
– Ngứa hậu môn do bị trĩ hoặc do nứt kẽ nếu không điều trị sớm sẽ gây nhiều bệnh khi vi khuẩn từ vị trí da hoặc búi trĩ bị tổn thương xâm nhập vào máu, hệ tiêu hóa làm nguy cơ ung thư máu, rối loạn tiêu hóa.
– Ngứa hậu môn do ung thư trực tràng cần được điều trị sớm để hạn chế sự nguy hiểm.
– Ngứa hậu môn do các bệnh rò hậu môn, apxe, polyp… thì cần điều trị sớm nhất, trường hợp nặng nhất ở các bệnh này có thể phải cắt bỏ hậu môn…
Làm gì khi bị ngứa hậu môn
– Tránh xa những đồ ăn cay; thức ăn thuộc nhóm nhuyễn thể như sò, tôm, hến, hoặc các đồ uống dễ gây kích thích như rượu, cà phê,…
– Tránh táo bón bằng cách uống nhiều nước, ăn nhiều rau, trái cây, tăng cường vận động
– Tẩy giun, sán định kỳ.
– Tắm bằng nước ấm. Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn sau khi đi đại tiện, vì nếu hậu môn bị dính phân, nước tiểu sẽ gây ngứa. Đối với phụ nữ càng nên cẩn trọng, sau khi đi vệ sinh cần lấy khăn khô thấm sạch.
– Thay đổi đồ lót hàng ngày, không nên mặc đồ lót quá chật. Đối với nam, khi không cần thiết thì không nên mặc đồ lót. Đồ lót nên chọn những chất vải mềm mại như cotton.
– Có thể sử dụng các loại thuốc chống ngứa thông thường để làm giảm tình trạng ngứa. Khi bị ngứa, bạn nên hạn chế tối đa việc gãi. Nếu gãi sẽ khiến loét, dát, viêm nhiễm vùng hậu môn. Khi quá ngứa, bạn cũng chỉ nên xoa nhẹ nhàng bằng lòng bàn tay.
– Nếu ngứa hậu môn do bệnh thì cần điều trị bệnh nhanh chóng và dứt điểm.