Sở hữu bài thuốc Sâm Thốt Nốt có công dụng cứu người kỳ diệu, lão lương y Nguyễn Văn Dậu được nhiều người khắp nơi trên cả nước biết đến và gọi thân mật là lương y Hai Dậu.
Cận Tết, Phóng viên tạp chí Sức Khỏe có duyên được dịp trà đàm cùng lão Lương y Hai Dậu tại nhà ông ở 60 Lâm Văn Bền, Quận 7, TPHCM.
Ở tuổi “thất thập cổ lai hy” với lắm thăng trầm sóng gió thời trai trẻ, lão Lương y nay đã nhìn cuộc đời với chuyện tử-sinh-được-mất nhẹ như cơn gió thoảng. Ông hóm hỉnh chia sẻ: “Tới tuổi này, mỗi ngày chỉ ăn có một chén cơm nên đâu còn bận bịu chuyện mưu sinh cơm cháo, còn bao nhiêu sức lực, tôi dồn lo làm thuốc cứu người”.
* Lão Lương y ăn ít vậy thì lấy sức đâu thực hiện ý nguyện?
Giờ chú nghĩ vậy chứ tới tuổi của tôi, chú sẽ thấy, ăn ít mà khỏe chứ ăn nhiều thì người già dễ sinh bệnh lắm. Trưa tôi ăn nửa chén cơm, chiều thêm nửa chén nữa, với tôi, vậy là đủ rồi.
* Qua một năm chắc lão Lương y có nhiều chuyện vui buồn?
Năm hết Tết đến, chú đừng nhắc chuyện buồn. Mà có chuyện không vui chăng nữa, chắc tôi
cũng để trong lòng rồi từ từ uống Sâm Thốt Nốt để… giải độc (cười).
* Vậy còn chuyện vui, chắc lão Lương y không ngại kể chứ?
Cái này thì được. Ngày Tết, mình góp chuyện vui, chuyện làm được để bà con đọc thấy thêm phấn khởi. Cái vui nhất của tôi trong suốt năm qua là vẫn như mọi năm, nghe nhiều cuộc điện thoại báo tin vui.
* Tin vui?
Sâm Thốt Nốt phần thì bán, phần thì tặng, từ Hà Nội tới miệt Cà Mau, rồi có Việt kiều về mua mang sang nước ngoài. Mấy người mua hay được tặng Sâm Thốt Nốt gọi điện thoại cho tôi. Tôi nghe họ reo lên “Má con ngồi dậy được rồi bác Hai” hay “Bố con tỉnh rồi, ăn cháo được rồi chú Hai”… Người thân của họ thập tử nhất sinh, uống Sâm Thốt Nốt của tôi thì tỉnh rồi hồi phục, họ vui bảy thì tôi vui mười, họ vui mười thì tôi vui tới mười lăm.
* Nhiều người ở xa muốn nhờ Lương y tư vấn có được không?
Tôi lúc nào cũng sẵn lòng, hãy gọi cho tôi theo số:0918 950548.
* Chỉ với bài Sâm Thốt Nốt chuyên giải độc gan mà có thể cứu nhiều người thập tử nhất sinh sao? Nói vậy cũng chưa đúng lắm. Sâm Thốt Nốt là bài thuốc nền rất công hiệu, giải độc và tăng cường sức khỏe. Tùy từng trường hợp thập tử nhất sinh do bệnh ngặt nghèo gì mà tôi thêm vài vị thuốc khác.
* Một số người được lão Lương y cứu thoát chết vì ung thư bảo có uống kèm loại cao hỗ trợ điều trị, điều này có đúng?
– Cái này là duyên may của tôi. Tổ tiên tôi từ ông ngoại vốn là Ngự y hoàng gia Campuchia, truyền đến mẹ tôi mà sau đó là tôi kế thừa bài thuốc giải độc cơ thể Sâm Thốt Nốt. Nhưng đồng liêu của ông ngoại tôi có một vị quan Ngự y người Campuchia chuyên điều chế cao điều trị bệnh ngặt nghèo. Trong một dịp may mắn cách đây hơn 5 năm, tôi gặp được hậu nhân của vị quan này ở Campuchia. Ông này cũng đang kế thừa bài thuốc của tổ tiên. Chúng tôi tay bắt mặt mừng, trao đổi bài thuốc của hai tổ tiên để lại để cứu thêm người.
* Trao đổi kiểu gì vậy lão Lương y?
– Tức là quy ra thuốc mà đổi. Tôi đưa Sâm Thốt Nốt cho bạn, bạn đưa cao cho tôi. Khi nào hết, lại điện thoại và trao đổi tiếp. Tôi nhờ loại cao gia truyền của ông bạn nên cứu thêm nhiều người. Tương tự, ông bạn tôi cũng nhờ Sâm Thốt Nốt mà cứu thêm nhiều người khác.
* Những người đang mắc ung thư cũng nói rằng, lão Lương y chỉ bán một lần thuốc 10 ngày mà không bán hơn. Chuyện đó có liên quan đến loại cao đặc trị này không?
– Có đấy. Tính thành tiền, trong phần thuốc này, 5 viên cao hết 1,5 triệu đồng, thêm túi Sâm Thốt Nốt giá 150.000 đồng nữa là 1.650.000 đồng. Số tiền này đâu phải ít. Nhưng quan trọng hơn, dù không phải thuốc tiên uống 1-2 ngày biết kết quả nhưng trong 5-7 ngày đến 10 ngày, chắc chắn phải thấy rõ tác dụng, nếu cơ địa hợp bài thuốc. Vậy sao không chờ sau 10 ngày rồi quyết định có tiếp tục hay không?
|
Buổi khám bệnh từ thiện của lương y Hai Dậu
|
* Trong 10 ngày biết chắc tác dụng sao?
Với Sâm Thốt Nốt và cao hỗ trợ điều trị ung thư, tôi tin chắc vậy. Do đó, tôi không bán cho ai nhiều phần thuốc trong lần đầu. Lẽ thứ nhất là tốn tiền người mua, đến khi thấy thuốc không hợp cơ địa, không thấy tác dụng, bỏ hết thuốc, tức là bỏ hết tiền. Lẽ thứ hai là cao hỗ trợ điều trị ung thư vừa mắc vừa hiếm. Có người bệnh cần cứu, nếu hết thì sao cứu kịp?
* Được biết lão Lương y theo mẹ làm thuốc từ nhỏ ở Campuchia nhưng về Việt Nam thì rẽ sang làm bình ắc quy; mãi đến khi lên hàng “lão” mới trở lại làm thuốc. Tại sao lão Lương y lại rời nghề y đột ngột vậy?
Lúc gia đình tôi còn ở Campuchia, do ông ngoại làm quan Ngự y cho hoàng gia Campuchia nên không phải lo chuyện cơm áo gạo tiền. Vì lẽ đó, mẹ tôi toàn làm thuốc cứu người. Khi gặp biến cố phải về Châu Đốc (An Giang) sinh sống, mẹ tôi cũng giữ cái nếp ấy, làm thuốc cứu người. Tôi là anh Hai, dưới còn một bầy em gái, không lo sao được? Vì vậy, tôi phải lên Sài Gòn làm bình ắc quy. Cũng nhờ cái nghề này, tôi có gia sản như hôm nay, lại lo được cho người này người kia trong nhà.
* Vậy điều gì khiến lão Lương y quay lại nghề thuốc?
Trước khi mẹ già mất, bà gọi tôi về truyền nghề rồi dặn dò phải trở lại làm thuốc cứu người, cuộc mưu sinh như vậy là đủ rồi. Tôi thấy mẹ già dạy đúng nên quay về Sài Gòn bán hết cơ xưởng làm bình ắc quy để chuyên tâm làm thuốc.
* Đến nay hơn 10 năm quay lại nghề thuốc, lão Lương y vẫn vui với chuyện quay lại nghề thuốc chứ?
Nghề làm bình ắc quy có tiền nhiều hơn nhưng không có niềm vui đặc biệt là cứu người. Sống tới tuổi tôi, chú sẽ thấy, cứu hay giúp được một người nào, lòng mình thoải mái, sung sướng lắm. Càng lớn tuổi càng thấy niềm vui kiểu này quan trọng hơn đồng tiền.
* Có phải vì niềm vui ấy mà lão Lương y thường xuyên giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn? Về vật chất, cuộc sống của tôi đã đủ bằng nghề làm bình ắc quy. Tôi quay lại nghề thuốc cốt yếu là cứu người như lời mẹ già trăn trối. Bởi vậy, tôi nghĩ đơn giản lắm, ai bệnh mà khó khăn quá thì tôi tặng, ai bệnh nhưng có điều kiện thì chịu khó mua. Chút tiền lời trong đó, tôi lại san sẻ cho người bệnh gặp khó. Nhờ vậy mà tôi sẽ giúp được nhiều người hơn.
* Khi quay lại nghề thuốc tới nay, lão Lương y có gặp chuyện gì đặc biệt?
Cứu người luôn là chuyện đặc biệt. Tuy mỗi người mỗi bệnh, mỗi người cần cứu mỗi kiểu khác nhau nhưng đều đặc biệt. Nhưng ban đầu không dễ dàng chút nào. Hồi năm 2004, tôi bắt đầu làm Sâm Thốt Nốt. Dù biết công dụng của bài thuốc tốt cho sức khỏe của nhiều người, biết là nhiều người cần nhưng làm sao để họ biết mình có bài thuốc đây? Lúc đó, tôi với chú Danh (trợ thủ đắc lực của lão Lương y, ông Ngô Hữu Danh) bàn nhau, chỉ có cách đi tặng người này, người kia. Vậy mới nói, muốn giúp người cũng đâu phải dễ! Nhưng nếu một lòng một dạ cứu người, trời sẽ thương và giúp mình. Tới nay, rất nhiều người đã biết đến bài thuốc Sâm Thốt Nốt.
* Sang năm mới, lão Lương y có ấp ủ ước nguyện gì không?
Tôi muốn gây dựng một phòng gồm 10-20 giường bệnh trong một cơ sở y tế nào đó. Ở phòng này, tôi sẽ hỗ trợ điều trị mấy chứng bệnh có liên quan bằng Sâm Thốt Nốt và cao hỗ trợ điều trị ung thư. Ai bệnh mà nghèo khổ thì tới phòng này, tôi sẽ chăm lo thuốc thang đến khi khỏe, miễn phí. Tui nghĩ thực hiện được điều này sẽ giúp nhiều người hơn. Ngoài ra, tôi cũng muốn mời các chuyên gia từ Bộ Y tế nghiên cứu bài bản và đánh giá về bài thuốc này để nhân rộng cho nhiều người biết.
* Rất cảm ơn lão Lương y vì tinh thần tương thân tương ái, cứu người nguy khó. Cũng chân thành cảm ơn lão Lương y đã dành thời gian cuối năm bận rộn cho cuộc trà đàm đầy thú vị.
Sức Khỏe kính chúc lão Lương y cùng gia đình luôn vui khỏe, may mắn trong năm mới và ước nguyện trên sẽ sớm thành hiện thực!
(Phóng viên Long Bá thực hiện) – Tạp chí Sức Khỏe