KỸ NĂNG THOÁT KHỎI ĐÁM CHÁY

KỸ NĂNG THOÁT KHỎI ĐÁM CHÁY

Khi hoả hoạn xảy ra, mọi người thường hoảng loạn, giẫm đạp nhau, thậm chí không biết làm gì để thoát thân. Vì thế dẫn đến nhiều trường hợp tử vong thương tâm. Đa phần tử vong vì nghẹt thở do khói, hít phải khí độc nhiều hơn là bỏng hay chết cháy.

Khi hoả hoạn xảy ra, mọi người thường hoảng loạn, giẫm đạp nhau, thậm chí không biết làm gì để thoát thân. Vì thế dẫn đến nhiều trường hợp tử vong thương tâm. Đa phần tử vong vì nghẹt thở do khói, hít phải khí độc nhiều hơn là bỏng hay chết cháy. Do đó, việc trang bị các kỹ năng thoát khỏi đám cháy là rất quan trọng.

Nguyên nhân cháy

Thường do:

 Tàn thuốc lá.

 Hệ thống điện cũ kĩ dẫn đến chập điện.

 Từ các phương tiện thiết bị điện trong nhà, nhà bếp.

 Do bất cẩn từ khí đốt, nhang, đèn, hàn xì,…

 

Xử trí khi có hỏa hoạn

 Khi phát hiện có hoả hoạn xảy ra, cần la lớn cho mọi người biết và gọi ngay đường dây nóng 114 của đội chữa cháy và cứu hộ cứu nạn để kêu gọi sự giúp đỡ, cố gắng báo chính xác vị trí, tình trạng hiện tại của mình.

 Cố gắng giữ bình tĩnh. Sau đó nên cúi thấp người khi di chuyển, càng gần với mặt đất càng tốt vì khói, khí độc bay lơ lửng trên cao. Thường trong đám cháy, môi trường không có nhiều không khí, sẽ dễ phát sinh ra rất nhiều khí độc. Trong đó, một số loại khí độc được sinh ra trong đám cháy như khí Cacbonic (CO2), Cacbon monoxit (CO), Hydro Cyanua (HCN) làm cho nạn nhân bị ngạt khi hít phải một lượng lớn, dẫn đến tử vong. Thông thường, khí CO là nguyên nhân chủ yếu gây tử vong cho nạn nhân trong các đám cháy, vì đây là 1 loại khí độc, không màu, không mùi, không vị, ban đầu khi hít phải không gây ra bất kì triệu chứng khó chịu cho nạn nhân, nên rất khó để phát hiện.

 Sau đó, tìm một cái khăn dày, hay bất cứ vật dụng vải sạch xung quanh mình có khả năng thấm hút nước tốt, làm ướt bằng nước sạch, che kín miệng và mũi nhằm giúp lọc khí. Ngoài ra, cần chùm khăn, chăn ướt lên người sẽ giúp ngăn được lửa bén vào người, gây cháy bỏng.

 Chạy đến các cửa thoát hiểm gần nhất hoặc chạy đến các cửa sổ, tìm một vật gì để thu hút tầm nhìn như khăn, hay quần áo, màu càng sáng càng tốt, vẫy cho người bên dưới nhìn thấy.

 

Những lưu ý khi gặp hoả hoạn

 Tuyệt đối không sử dụng thang máy khi có hoả hoạn. Vì khi có hoả hoạn, hệ thống điện của thang máy có thể bị ảnh hưởng do cháy nổ. Do vậy, nên sử dụng thang bộ trong tình trạng này.

 Khi đến nơi công cộng, cần lưu ý lối và cửa thoát hiểm, phòng trường hợp xảy ra hoả hoạn.

 Nếu bị bén lửa, cần nằm xuống đất, lăn qua lăn lại để dập tắt ngọn lửa. Tuyệt đối tránh chạy khi bị lửa bén, vì như vậy sẽ khiến ngọn lửa cháy lớn hơn.

Text Box: Điều đặc biệt khi gặp bất cứ trường hợp nào, không chỉ riêng hoả hoạn, đó chính là phải giữ tâm thế bình tĩnh và thực hiện các kĩ năng thoát hiểm ngay lập tức.


 Khi tìm được cửa thoát hiểm, cần kiểm tra tay cầm bằng mu bàn tay. Nếu thấy cửa ấm và nóng, vì lửa sau cánh cửa đang bùng lên, thì không được mở cửa và chọn hướng thoát hiểm khác.

 Khi bị mắc kẹt trong đám cháy, cần hô to, hay tạo ra âm thanh lớn để thu hút sự chú ý cho lực lượng cứu hỏa. Đồng thời, lấy khăn ướt hay vật liệu khó cháy chèn chặn ở khe cửa nhằm ngăn lửa, khói có thể bén vào.

 Khi hoả hoạn xảy ra ở chung cư, cao ốc, nên buộc quần áo, chăn mền lại thành một dãy dây dài để thoát hiểm.

 Để xử lý nhanh và hiệu quả sự cố cháy, trong gia đình mỗi hộ gia đình nên trang bị thêm bình chữa cháy.

 Nếu có điều kiện, nên tham gia thực hành các kĩ năng thoát hiểm, phòng cháy chữa cháy.

ThS. BS Võ Quang Huy – PGĐ Điều hành Trung tâm cấp cứu 115

Posted in: Bạn cần biết