Khi nào cần chụp buồng tử cung,vòi trứng?

(Sức Khỏe – khoe24h) Chụp buồng tử cung, vòi trứng có cản quang (HSG) được dùng khá phổ biến khi muốn kiểm tra tại “vùng chiến thuật”.

Mục đích của bác sĩ điều trị khi yêu cầu thực hiện phương pháp này là để đánh giá hình dạng cổ tử cung, buồng tử cung, sự thông thương của tai vòi…

Phương pháp khảo sát này thường được dùng để chụp cho các bệnh nhân nữ có những dấu hiệu như vô sinh, sẩy thai liên tiếp, tử cung bị dị dạng, hở eo tử cung, u xơ tử cung, chảy máu tử cung bất thường. Bên cạnh đó, các bác sĩ điều trị cũng cần HSG trong những trường hợp như cần đánh giá sau phẫu thuật buồng trứng hoặc khi không tìm thấy vòng trong tử cung (với những chị em đặt vòng tránh thai nhưng bị “trôi” mất).

chụp buồng tử cung vòi trứng, chụp buồng tử cung vòi trứng hsg, chụp buồng tử cung vòi trứng cản quang, chụp buồng tử cung vòi trứng có cản quang, hsg là gì, chụp cản quang vòi trứng có đau không, chụp cản quang là gì, chụp cản quang vòi trứng, chụp cản quang buồng trứng, chụp cản quang, có nên chụp cản quang vòi trứng, kiểm tra tử cung vòi trứng, kiểm tra buồng tử cung, nguyên nhân sẩy thai liên tiếp, tạp chí sức khỏe, khoe24h, tap chi suc khoe, sức khỏe, suc khoe.
Cần thông báo với bác sĩ về mức độ dị ứng của bản thân và nhờ bác sĩ kiểm tra giúp xem mình có dị ứng với thuốc cản quang hay không.

Đối tượng không thể thực hiện HSG

Có một số trường hợp không thể thực hiện HSG để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, như: phụ nữ đang mang thai, bệnh nhân mắc viêm dính vùng chậu cấp, vừa phẫu thuật tử cung – tai vòi trong thời gian quá ngắn, xuất huyết tử cung quá nhiều, bệnh nhân có dị ứng với thuốc cản quang, bệnh nhân nữ còn độc thân (chưa từng quan hệ tình dục).

Khi đó, các bác sĩ điều trị sẽ có một số lựa chọn khác, như: siêu âm, chụp cắt lớp điện toán, cộng hưởng từ, nội soi buồng tử cung…

Một số lưu ý

Để tốt cho bệnh nhân và chắc chắn rằng họ không mang thai, các bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân quay lại bệnh viện khi vừa sạch kinh nguyệt, trước khi rụng trứng hoặc ở ngày thứ 7 đến ngày thứ 10 của chu kỳ kinh.

Bệnh nhân nên thông báo với bác sĩ về mức độ dị ứng và cần chắc chắn mình không dị ứng với thuốc cản quang. Một số trường hợp do cơ địa quá nhạy cảm, có thể xuất hiện những nốt như nổi mề đay, mẩn đỏ (nhưng rất hiếm). Trước khi chụp khoảng 2-5 ngày, bác sĩ sẽ cho bạn uống thuốc kháng sinh dự phòng để tránh viêm nhiễm. Ngoài ra, một số trường hợp, người được chụp có cảm giác khó chịu vì đau. Họ có thể dùng thuốc giảm đau trước 30 phút để tránh choáng váng do đau khi thực hiện chụp HSG.

Kỹ thuật chụp HSG:

– Người bệnh nằm ở tư thế dạng hai chân. Kỹ thuật viên sát trùng vùng âm hộ, âm đạo cổ tử cung của bệnh nhân.

– Đặt 1 ống thông qua kênh cổ tử cung, bơm từ từ lượng thuốc cản quang vừa đủ (khoảng 10-30ml) vào buồng tử cung để tránh co thắt và khó chịu cho người bệnh. Thuốc cản quang giúp nhìn rõ hình ảnh khi chụp X-quang.

– Chụp từ 4-8 phim, lấy hình ảnh buồng tử cung, ống dẫn trứng, kênh cổ tử cung, có thể chụp thẳng và chụp nghiêng.

Ngay sau khi chụp, người bệnh thường thấy đau bụng dưới, đôi khi ra huyết âm đạo.

  Tư vấn chuyên môn:
TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Bệnh viện Từ Dũ, TP. HCM
C. Huỳnh

Tạp chí Sức Khỏe

Posted in: Tin y tế