Hồng bì giải cảm, chữa ho

(Sức Khỏe – khoe24h) Cây hồng bì còn có tên là hoàng bì, quất hồng bì, nhâm, kim đạn tử, do bì, do mai, giổi… tên khoa học Clausena lansium (Lour.) Skeels, thuộc họ Cam (Rutaceae).

hồng bì chữa ho, hồng bì là gì, hồng bì có tác dụng gì, ăn hồng bì có nóng không, ăn hồng bì nóng hay mát, quất hồng bì giải cảm chữa ho, quất hồng bì giải cảm hạ sốt, bài thuốc chữa ho dân gian, bài thuốc chữa ho, bài thuốc chữa ho viêm họng, bài thuốc chữa cảm cúm, quất hồng bì ngâm đường phèn, quất hồng bì ngâm chữa ho, cách ngâm hồng bì, cách làm quất hồng bì ngâm, tạp chí sức khỏe, khoe24h, tap chi suc khoe, sức khỏe, suc khoe.
Tại Việt Nam, cây hồng bì mọc hoang hoặc được trồng nhiều ở một số tỉnh miền Bắc để lấy quả ăn. một số nơi trồng làm cảnh vì hoa thơm.

Không chỉ cho quả ăn được, cây hồng bì còn cho nhiều vị thuốc, thường được dùng để giải cảm, chữa ho. Bộ phận dùng làm thuốc của cây hồng bì là rễ, lá, quả và hạt. Rễ và lá được thu hái quanh năm, tốt nhất vào mùa thu. Quả được thu hái cả vỏ khi chín.

– Lá có vị đắng và cay, tính bình; có tác dụng hạ nhiệt, làm long đờm. Dùng trị cảm mạo, nhiễm lạnh sốt, bỗ trợ điều trị viêm não – màng não truyền nhiễm, sốt rét.

– Rễ và hạt có vị đắng, cay, tính hơi ấm; có tác dụng giảm đau, lợi tiêu hóa, tiêu phù. Dùng trị đau dạ dày, đau thượng vị, đau thoát vị, đau bụng kinh; thấp khớp, đau nhức xương.

– Quả có vị ngọt và chua, tính hơi ấm; có tác dụng làm long đờm, kích thích tiêu hóa và ngừng nôn mửa. Dùng trị tiêu hóa kém; ho nhiều.

hồng bì chữa ho, hồng bì là gì, hồng bì có tác dụng gì, ăn hồng bì có nóng không, ăn hồng bì nóng hay mát, quất hồng bì giải cảm chữa ho, quất hồng bì giải cảm hạ sốt, bài thuốc chữa ho dân gian, bài thuốc chữa ho, bài thuốc chữa ho viêm họng, bài thuốc chữa cảm cúm, quất hồng bì ngâm đường phèn, quất hồng bì ngâm chữa ho, cách ngâm hồng bì, cách làm quất hồng bì ngâm, tạp chí sức khỏe, khoe24h, tap chi suc khoe, sức khỏe, suc khoe.
Quả có vị ngọt và chua, tính hơi ấm; có tác dụng làm long đờm, kích thích tiêu hóa và ngừng nôn mửa.

Người ta còn dùng lá để nấu nước gội đầu cho sạch gàu, làm bóng và mượt tóc hoặc để nấu nước xông chữa thấp khớp.

Ở Trung Quốc, dùng lá hồng bì trị cảm cúm, sốt rét và cảm mạo sốt cao; dùng quả trị ăn uống không tiêu, ho có đờm; rễ được dùng trị đau dạ dày, đau bụng, bệnh sa nang, phong thấp, đau xương và đau bụng kinh; hạt được dùng để trị đau dạ dày, bệnh sa nang và lở ghẻ.

Một số bài thuốc dùng hồng bì

Hồng bì có trong một số bài thuốc:

– Chữa cảm mạo, sốt ho và sốt rét: Dùng lá hồng bì 15-30g nấu với 500ml nước, sắc còn 300ml, chia uống 2 lần trong ngày.

– Chữa ho cảm: Dùng quả hồng bì 20-30g, rửa sạch, bổ đôi, hấp với đường hoặc đường phèn để ăn. Nếu ho nặng (người lớn), có thể dùng lượng gấp đôi. Hoặc dùng 40g rễ hồng bì nấu với 500ml nước, sắc còn 300ml, chia uống 2 lần trong ngày.

– Phòng ngừa cảm cúm: Dùng lá hồng bì khô 6-10g (hoặc 20-30g tươi) nấu với 500ml nước, sắc còn 300ml, chia uống 2 lần trong ngày. Uống liên tục 3-6 ngày. Hoặc dùng lá hồng bì, lá long nhãn (mỗi thứ 30g), dã cúc hoa 15g, nấu với 600ml nước, sắc còn 300ml, chia uống 2 lần trong ngày. Uống 3 lần/tuần.

– Chữa ho gà: Dùng quả hồng bì, vỏ rễ dâu, cam thảo, mỗi thứ 10-12g, nấu với 600ml nước, sắc còn 300ml, chia uống 2 lần trong ngày. Hoặc dùng quả hồng bì phơi khô, bỏ hạt, vỏ rễ dâu, củ sả, củ bách bộ, ô mai, cát cánh, hạnh nhân, kinh giới, cam thảo, bạc hà (mỗi thứ 50g). Tất cả sắc với nhiều lần nước. Lấy nước đặc, thêm đường, nấu thành sirô. Mỗi lần uống 1-5 muỗng canh, tùy lứa tuổi và tình trạng bệnh.

– Chữa đau dạ dày, đau bụng co thắt: Dùng hạt hồng bì phơi khô, sao thơm, tán thành bột mịn, uống mỗi lần 6-10g (có thể 12-20g), ngày uống 2-3 lần.

– Chữa sán khí (sa đì): Dùng vỏ rễ hồng bì 60g, tiểu hồi hương 15g, nấu với 600ml nước, sắc còn 300ml, thêm chút rượu trắng, uống ấm, ngày 1-2 lần.

– Chữa bí tiểu: Dùng 4-5 lá hồng bì nấu với 500ml nước, sắc còn 300ml, thêm 30-40ml rượu, chia uống 2 lần trong ngày.

– Chữa nấc: Dùng 15-20 quả hồng bì chín, rửa sạch, bổ đôi, thêm 1 muỗng cà-phê đường hoặc mật ong, hấp cách thủy, khi quả chín, dầm nát, pha nước uống.

– Trị nôn mửa, say tàu xe: 15-20 quả hồng bì tươi, rửa sạch, nhai cả vỏ, nuốt nước dần dần.

– Giảm đau do viêm họng: Ngậm 2-3 quả hồng bì tươi với vài hạt muối. Ngậm 3-4 lần trong ngày.

– Chữa rắn cắn: Dùng hạt hồng bì nhai nát, nuốt nước, bã đắp lên nơi rắn cắn.

hồng bì chữa ho, hồng bì là gì, hồng bì có tác dụng gì, ăn hồng bì có nóng không, ăn hồng bì nóng hay mát, quất hồng bì giải cảm chữa ho, quất hồng bì giải cảm hạ sốt, bài thuốc chữa ho dân gian, bài thuốc chữa ho, bài thuốc chữa ho viêm họng, bài thuốc chữa cảm cúm, quất hồng bì ngâm đường phèn, quất hồng bì ngâm chữa ho, cách ngâm hồng bì, cách làm quất hồng bì ngâm, tạp chí sức khỏe, khoe24h, tap chi suc khoe, sức khỏe, suc khoe.
Giải nhiệt, trị ho hiệu quả bằng quất hồng bì ngâm.

* Cách ngâm hồng bì với đường phèn để chữa ho: Quả hồng bì tươi 1kg, đường phèn 1kg. Rửa sạch hồng bì với nước đun sôi để nguội, để ráo nước, dùng kéo sạch cắt cuống. Rải một lớp đường phèn xuống dưới đáy lọ, tới một lớp hồng bì, lần lượt đến khi hết nguyên liệu. Lớp đường ở trên cùng sẽ giữ chặt hồng bì, không cho hỗn hợp nổi váng sau ngâm. Đậy nắp lọ thật kín. Ngâm 3 tháng, khi lớp đường phèn tan hết là dùng được.

Một số cây khác cùng tên

Có một số cây khác cũng được gọi là cây giổi, như:

1. Giổi trái, tên khoa học Clausena laevis  Drake, thuộc họ Cam (Rutaceae).

Bộ phận dùng: rễ, thân và lá, được dùng để trị các nhọt lớn tồn tại lâu, thường gọi là búi.

2. Giổi, giổi Ford, tên khoa học Manglietia fordiana (Hemsl.) Oliv., thuộc họ Ngọc lan (Magnoliaceae). Bộ phận dùng: quả, vỏ cây, vỏ rễ, được dùng trị táo bón, ho khan ở người già. Dùng vỏ, rễ hay quả liều lượng 15-30g dạng thuốc sắc.

3. Cây giổi, tên khoa học Talauma gioi Chev., thuộc họ Ngọc lan (Magnoliaceae). Người ta dùng quả (thường gọi nhầm là hạt) để làm thuốc chữa đau bụng, ăn uống không tiêu, xoa bóp khi đau nhức, tê thấp. Ngày uống từ 1-3 quả, dưới dạng bột hoặc dưới dạng ngâm rượu (quả giổi 100g, 500ml rượu 400, ngâm 7-10 ngày, ngày uống 3-5ml). Vỏ cây dùng làm thuốc chữa sốt, ăn uống không tiêu. Ngày dùng 6-10g dưới dạng thuốc sắc.

4. Giổi, tên khoa học Michelia mediocris Dandy, thuộc họ Ngọc lan (Magnoliaceae).Cây gỗ lớn dùng đóng đồ mộc, làm nhà, chạm khắc. 

5. Giổi găng, còn gọi là giổi xương, đạm cúc, tên khoa học Paramichelia baillonii (Pierre) Hu., thuộc họ Ngọc lan (Magnoliaceae). Vỏ thân có vị đắng, có khi được dùng làm thuốc hạ nhiệt.

6. Giổi ăn hạt, tên khoa học Michelia tonkinensis A. Chev., thuộc họ Ngọc lan (Magnoliaceae), có thể lấy gỗ hoặc lấy hạt làm thuốc, làm gia vị.

7. Cây châm châu, còn gọi là hồng bì dại, mắc mật, giổi, tên khoa học Clausena excavata Burm.F. Bộ phận dùng làm thuốc là lá, vỏ cây và hạt.

 Lương y Đinh Công Bảy
Tổng Thư ký Hội Dược liệu, TP. HCM

Tạp chí Sức Khỏe

Posted in: Đông y