Giấy vệ sinh trên bàn ăn

Một bước “lên đời” trên bàn ăn, giấy vệ sinh nghiễm nhiên trở thành “khăn giấy”. Thực khách dùng nó để lau mọi thứ, từ bàn ghế, chén đũa cho đến miệng.

Giấy vệ sinh có chức năng riêng biệt là phục vụ nhu cầu của con người ở trong toilet. Thế nhưng, nhiều quán ăn đã khiến “cuộc đời” giấy vệ sinh trở nên sang trọng hơn khi đặt nó ở bàn ăn, để các “thượng đế” tùy nghi sử dụng. Theo các chuyên gia, việc sử dụng giấy vệ sinh thay thế giấy ăn trong một thời gian dài có thể có những ảnh hưởng đối với sức khỏe.

Giấy vệ sinh không chỉ để đi “vệ sinh”

Giấy vệ sinh trên bàn ăn, giấy vệ sinh, giấy ăn, iấy chùi miệng có sạch, mua giấy vệ sinh nào, giấy vệ sinh cuộc, tạp chí Sức Khỏe, báo Sức khỏe, sức khỏe, www.khoe24h.vn

Vốn kỹ tính nên khi vào quán ăn, nhiều thực khách lập tức xé từ cuộn giấy vệ sinh để trong hộp trên bàn lau lại chén, đũa cho thật sạch.

Vốn kỹ tính nên khi vào quán ăn, nhiều thực khách lập tức xé từ cuộn giấy vệ sinh để trong hộp trên bàn lau lại chén, đũa cho thật sạch. Thế nhưng càng lau, chén đũa vẫn không sạch vì có những hạt bụi giấy li ti. Có người phải dùng miệng để thổi những hạt bụi bay đi sau khi càu nhàu “giấy gì mà bẩn quá”.

Tại quán ăn trên đường Nguyễn Trãi, Q.5, TP.HCM, phóng viên đã từng chứng kiến hình ảnh không mấy vệ sinh khi sử dụng giấy vệ sinh của một thực khách. Mỗi lúc lột tôm xong, người này xé cuộn giấy vệ sinh đặt trên bàn ra để lau tay. Ăn xong, chị dùng giấy đó để lau miệng. Mươi phút sau, chị có nhu cầu đi “giải quyết”. Chừng như trong toilet hết giấy, chị tất tả chạy ra lấy luôn cuộn giấy đang xài dở trên bàn và đi vào trong. Hình như vị chua ngọt hấp dẫn của món tôm rang me đã làm chị quên mất mình vừa dùng một thứ cho hai nhu cầu hoàn toàn khác nhau.

Không phải một mình chị mới dùng giấy vệ sinh cho mọi nhu cầu lau, chùi của mình. Nhiều thực khách đến quán cũng thường sử dụng giống như vậy mà không chút đắn đo: Giấy, có thật vệ sinh?

Không phải “giấy nào cũng là giấy” Trên thị trường, chỉ có một số nhãn hiệu giấy vệ sinh nổi tiếng là có đăng ký công bố chất lượng đàng hoàng và người tiêu dùng có thể tạm an tâm về mặt cảm quan. Bên cạnh đó, còn rất nhiều loại được sản xuất chui, chất lượng rất tệ với bề mặt giấy nhám, bụi bẩn, loang lỗ các đốm vệt, màu trắng hoặc xám đục. Chúng thường được chở bỏ mối cho các hàng quán ăn với giá rất rẻ.

“Về mặt sản xuất, doanh  nghiệp  tự chịu trách nhiệm với sản phẩm của mình là chính. Thế nhưng, chỉ có một số doanh nghiệp sản xuất giấy vệ sinh công bố đăng ký chất lượng với cơ quan chức năng. Giấy vệ sinh kém chất lượng được sản xuất bởi những người  không hiểu gì hoặc cố tình làm ngơ các tiêu chuẩn, quy định của nhà nước. Họ sử dụng nguyên liệu quá xấu, chủ yếu giấy tái sinh để làm nguyên liệu tái chế mà không hề qua xử lý vi sinh, một công đoạn rất quan trọng để bảo đảm vô trùng. Đa số họ chỉ xử lý thủ công đơn giản rồi cho ra thành phẩm. Và các loại giấy kém chất lượng này được những chủ quán ham rẻ mua cho thực khách dùng”, một cán bộ quản lý cho biết.

Do hiện nay, hầu hết các quán ăn không “bao” khăn ăn mà khách phải trả tiền mới có mà dùng. Vì vậy, những  nơi để giấy, dù là giấy “toilet” trên bàn ăn cũng tự cho là mình “tốt lắm  rồi”. Vì miễn phí nên họ không cần quan tâm đến chất lượng. Nếu có khách thắc mắc, chủ quán cũng tỉnh bơ: “Giấy nào mà chẳng  là giấy. Quán ăn bình dân chứ có phải khách sạn năm sao đâu mà đúng chuẩn”.

Trên thực tế, giá thành của khăn giấy cao gấp đôi, gấp ba so với giấy vệ sinh nên dĩ nhiên công nghệ, nguyên liệu và quy trình sản xuất khác nhau rất nhiều. Vì vậy, nếu vô tư biến giấy vệ sinh, thậm chí giấy không đủ chuẩn “đi toilet” thành giấy ăn sẽ gây hại cho sức khỏe người dùng về sau.

Hàng kém chất lượng, trả giá sức khỏe

Giấy vệ sinh trên bàn ăn, giấy vệ sinh, giấy ăn, iấy chùi miệng có sạch, mua giấy vệ sinh nào, giấy vệ sinh cuộc, tạp chí Sức Khỏe, báo Sức khỏe, sức khỏe, www.khoe24h.vn

Giấy vệ sinh kém chất lượng cũng dùng một số phẩm màu, thuốc nhuộm không đạt tiêu chuẩn an toàn theo quy định.

Bác sĩ Nguyễn Xuân Mai, Viện Vệ sinh Y tế công cộng TP.HCM, cho biết: “Thông thường, giấy vệ sinh kém chất lượng rất thô, cứng. Nếu dùng như khăn giấy sẽ làm xây xát niêm mạc, làm tổn thương da. Ngoài ra, chúng  thường có bụi. Những hạt bụi li ti (gọi là vi bụi) có thể bám vào phế nang người dùng gây dị ứng và các bệnh đường hô hấp.

Giấy vệ sinh kém chất lượng cũng dùng một số phẩm màu, thuốc nhuộm không đạt tiêu chuẩn an toàn theo quy định. Vì vậy, những hóa chất này có thể gây dị ứng cho người sử dụng”.

Thậm chí, “giấy vệ sinh chất lượng  kém cũng không nên sử dụng trong toilet, bởi dễ gây nhiễm trùng các cơ quan sinh dục”, một bác sĩ phụ khoa cảnh báo.

Dùng giấy vệ sinh đúng chức năng

Mỗi sản phẩm được sản xuất với tiêu chuẩn và công dụng riêng. Vì vậy, không nên vì giá rẻ, vì tiết kiệm mà chúng  ta lẫn lộn chức năng chúng khi sử dụng. Đối với các hàng quán, đừng vì chút ít lợi nhuận, chi phí rẻ mà không nghĩ đến những ảnh hưởng đối với sức khỏe của cộng đồng.

Là thực khách, bạn nên từ chối đến những quán ăn không chăm lo sức khỏe của “thượng đế”. Cần phản  ứng  để các chủ quán biết tôn trọng hơn nữa đối với khách hàng. Đây cũng là một cách thể hiện lòng tự trọng, lối sống văn minh và sự tự bảo vệ sức khỏe của mỗi người.

 

Chức năng khác nhau, tiêu chuẩn khác nhau

Tiêu chuẩn về giấy vệ sinh và khăn giấy do Tổng cục Tiêu chuẩn và đo lường chất lượng Việt Nam đề nghị và Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành từ năm 2002 cho thấy: Giấy ăn và giấy vệ sinh có những khác biệt rất cơ bản về hình dạng, kích thước, nguyên liệu, tiêu chí chất lượng, tiêu chuẩn vệ sinh, độ trắng…

Cụ thể như sau:

Giấy ăn

Giấy vệ sinh trên bàn ăn, giấy vệ sinh, giấy ăn, iấy chùi miệng có sạch, mua giấy vệ sinh nào, giấy vệ sinh cuộc, tạp chí Sức Khỏe, báo Sức khỏe, sức khỏe, www.khoe24h.vn

Giấy ăn được làm từ bột giấy tẩy trắng gồm bột giấy mới hoặc hỗn hợp của bột giấy mới và tái chế.

Nguyên liệu:
Được làm từ bột giấy tẩy trắng gồm bột giấy mới hoặc hỗn hợp của bột giấy mới và tái chế.

Hình dạng:
Giấy tờ, xếp lớp, đóng gói. Giấy trắng có độ trắng lớn hơn ISO 75%, giấy màu và giấy có hình in không được phai màu khi sử dụng. Các hóa chất, phẩm màu dùng để sản xuất giấy ăn phải đảm bảo an toàn vệ sinh theo quy định của Bộ Y tế.

Giấy vệ sinh

Nguyên liệu:
Làm từ bột giấy tẩy trắng gồm bột giấy mới, bột giấy tái chế hoặc hỗn hợp của bột giấy mới và bột giấy tái chế.

Hình dạng:
Cuộn. Giấy trắng có độ trắng lớn hơn ISO 70%, giấy màu và giấy có hình in không được phai màu khi sử dụng. Các hóa chất, phẩm màu sử dụng để sản xuất giấy vệ sinh phải đảm bảo an toàn vệ sinh theo quy định của Bộ Y tế. Giấy không được chứa các chất độn vô cơ không phân hủy sinh học.

 

.Thiên Ý
Tạp chí Sức Khỏe

Posted in: Bạn cần biết