Giảm đau & phục hồi sức khỏe bằng chườm muối hột và thảo dược

Giảm đau & phục hồi sức khỏe bằng chườm muối hột và thảo dược

Phương pháp chườm muối nóng từ lâu đã được áp dụng trong các trường hợp giúp giảm đau, kháng viêm.

Vậy chườm muối có kết hợp thêm 1 số loại thảo dược khác thì sẽ như thế nào? Công hiệu ra sao? Mời bạn đọc theo dõi bài viết sau để có câu trả lời chính xác nhé!

1. Chườm thảo dược và muối hột nóng

Phương pháp dùng muối nóng chườm chỗ đau đã có từ lâu. Muối vốn là một dược liệu quý, trong đó chứa nhiều khoáng chất như: canxi, magiê, phốt pho, I-ốt, natri, kali…Muối có vị mặn, tính kháng viêm, sát trùng, có tác dụng tốt với các bệnh về xương khớp, ra mồ hôi tay, chân, đặc biệt là khi muối được làm nóng.

 

 

 

 

 

 

Muối hột rang nóng có tác dụng chính là trừ phong thấp. Sức nóng của muối sẽ giúp làm giảm cơn đau nhanh chóng. Thích hợp cho những người bị căng cứng cơ, đau nhức xương khớp do lạnh, do sang chấn, hay bệnh khớp mạn tính.

Sử dụng muối chườm nóng kết hợp thêm các nguyên liệu như lá lốt, ngải cứu, tía tô, hương nhu,…. là những thảo dược có nhiều tinh dầu giúp thông kinh lạc, có tác dụng chống viêm và giảm đau.

  • Lá lốt: Thành phần chính là tinh dầu và alkaloid, có tác dụng kháng khuẩn và chống viêm theo tây y. Trong đông y, lá lốt có vị cay, mùi thơm, tính ấm có tác dụng chỉ thống, trừ phong thấp, giảm đau, cầm nôn ói,…
  • Ngải cứu: Thành phần chính là tinh dầu và flavonoid, tinh dầu có tác dụng kháng khuẩn, kích thích gây hưng phấn, giảm đau…. Trong đông y, ngải cứu có vị đắng, mùi thơm, tính ấm có tác dụng điều hòa khí huyết, trừ hàn thấp, an thai, giảm đau, sát trùng,…
  • Hương nhu: Thành phần chính là tinh dầu, có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau, hạ sốt… Trong đông y, Hương nhu có vị cay, mùi thơm, tính ấm có tác dụng làm ra mồ hôi (phát hãn), thanh nhiệt, trừ thấp, giảm đau,…

Tùy từng vùng miền mà thành phần thảo dược có thể thay đổi như: lá sả, lá bưởi, bạc hà, tía tô,… Liều dùng trung bình 20 – 30 gram lá tươi mỗi loại.

Trường hợp không có lò vi sóng: rang muối hột nóng (đến khi hạt muối nóng nổ lách tách), rồi trộn với dược liệu à cho vô túi vải, cột chặt rồi chườm vô vùng đau.

2. Các bước chuẩn bị

 a. Nguyên liệu – Dụng cụ

 – Dụng cụ: tô, dĩa, khăn vải (kích thước 80 x 80 cm và 30 x 30 cm), lò vi sóng

 – 500 – 600g muối hột (1 tô).

 – Dược liệu tươi: Lá lốt 30g, ngải cứu 30g, hương nhu 20g.


– Cho muối hột vào tô.b. 
Các bước thực hiện

 – Lá lốt, ngải cứu, hương nhu cắt nhỏ để trên bề mặt muối hột, đậy lại bằng dĩa.

 – Đưa tô muối hột và thảo dược đã đậy lại bằng dĩa vào lò vi sóng. Để chế độ lò vi sóng ở mức trung bình – cao (Med – High), thời gian 4 – 5 phút.

 – Lấy tô muối hột ra bỏ dĩa đậy, lấy khăn vải 80 x 80 cm úp ngược tô muối hột, buộc chặt lại.


– 
Chườm 1 – 2 lần/ ngày.
– 
Di chuyển tô muối xung quanh chỗ chườm nếu quá nóng, chườm đến khi hết nóng.

3. Chỉ định và chống chỉ định

a. Chỉ định

Qua kinh nghiệm điều trị tại BV.YHCT TP.HCM, phương pháp chườm thảo dược và muối hột nóng và chườm bằng túi chườm thảo dược có hiệu quả cao trong các nhóm bệnh sau:

 – Nhóm bệnh đau cấp: do nhiễm lạnh (cảm cúm, đau bụng do lạnh,..), đau cổ gáy, đau lưng cấp, đau do viêm gân cơ,…

 – Nhóm bệnh mạn tính:

Đau khớp, cứng khớp do viêm thoái hóa khớp, đau lưng – đau cổ gáy mạn.

Hội chứng dạ dày – tá tràng, viêm đại tràng mạn tính.

Đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều, bế kinh.

Hội chứng suy nhược mạn: mệt mỏi, sợ gió lạnh, dễ bị cảm lạnh, lạnh tay chân.

 – Một số trường hợp đặc biệt:

 + Dùng cho phụ nữ sau khi sinh (trị lạnh tay chân, đau tê các khớp, giúp thon gọn bụng,..).

 + Hỗ trợ điều trị giảm cân, giảm béo bụng.

b. Chống chỉ định

Phương pháp trên cũng có những chống chỉ định:

 – Đang bị sốt, dấu hiệu mất nước, các khớp bị viêm nóng đỏ.

 – Người bệnh quá suy nhược, đang bệnh nặng (suy tim, suy gan, suy thận, đái tháo đường có biến chứng viêm thần kinh…).

 – Người bệnh có khiếm khuyết về cảm giác, về nhận thức (như giảm mất cảm giác do viêm thần kinh ngoại biên,..). 

Các trường hợp bệnh lý khác, trước khi sử dụng cần sự tư vấn của Bác sỹ. 

4. Chườm với túi chườm thảo dược

Nhằm giúp tăng tính tiện lợi và hiệu quả điều trị từ phương pháp điều trị chườm nóng với thảo dược cổ truyền như trên, Bệnh viện Y học cổ truyền TP. HCM đã tiến hành nghiên cứu và sản xuất ra Đai lưng thảo dược và Gối thảo dược. Đây là 2 sản phẩm sản xuất từ 100% thảo dược thiên nhiên như Thảo quyết minh, Đương quy, Xuyên khung, Sả, Gừng, Quế nhục, Tiểu hồi… đã được chứng minh qua kết quả nghiên cứu lâm sàng cho công hiệu tức thời, giúp làm dịu cơn đau, kích thích tuần hoàn – kinh mạch, xua tan cảm giác mệt mỏi, hỗ trợ điều trị giảm cân hiệu quả, đảm bảo an toàn đối với sức khỏe người dùng.


BS Võ Nhật Linh, BS CK2 Đỗ Tân Khoa
Chuyên mục “Thầy tại chỗ, thuốc tại nhà”

Bệnh viện Y học cổ truyền TP.HCM

179 – 187 Nam Kỳ Khởi Nghĩa – P.7 – Q.3 – TP.HCM

Posted in: Bạn cần biết