Đàm nhớt ở trẻ con

(Sức khỏe – khoe24h) Vật lý trị liệu hô hấp là biện pháp điều trị hỗ trợ, giúp trẻ giải quyết tình trạng ứ đọng đàm nhớt khi trẻ bị viêm đường hô hấp. Bé sẽ chịu bú, ngủ ngoan, thở rõ đều sau cả tháng lay lắt khò khè, quấy khóc…

Sức Khỏe sẽ cùng chia sẻ với các bậc phụ huynh cách xử trí khi trẻ có nhiều đàm nhớt.

Nhiều bà mẹ không kìm được nước mắt vì chứng kiến cảnh con khóc khi các kỹ thuật viên vật lý trị liệu thực hiện các phương pháp giải quyết ứ đọng đàm nhớt cho bé. Thế nhưng ngay hôm sau lại thấy các chị đưa bé đến tiếp tục đợt trị liệu (thường phải thực hiện 2, 3 lần) vì lần đầu tiên sau bao ngày, bé về nhà ngủ ngoan, bú tốt, và tiếng khò khò khó chịu như xé lòng người lớn giảm hẳn. 

Đàm nhớt có thể gây tắc đường thở


 Đờm nhớt ở trẻ con trị như thế nào, cách trị đờm nhớt ở trẻ con, trị đờm nhớt ở trẻ con bằng cách nào, phương pháp trị đờm nhớt ở trẻ con
Trẻ bị ứ đọng đàm nhớt cứ phải khó chịu, khò khè, ăn uống khó khăn trong một thời gian
dài nếu không được giải quyết.

Nếu như người lớn có thể chủ động điều chỉnh hơi để tống đàm nhớt ra khỏi đường hô hấp như: xì mũi, thở mạnh, khạc nhổ thì trẻ em lại phải đối mặt với nguy cơ khó thở, thậm chí tử vong với lượng đờm nhớt không thoát ra ngoài gây tắc đường thở. Điều này đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ dưới 3 tháng tuổi, vốn chủ yếu chỉ thở bằng mũi.

Khi bé ra khỏi cơ thể mẹ là lập tức phải đối mặt với đủ loại nguy cơ ô nhiễm. Trẻ khó tránh khỏi những đợt viêm hô hấp như: viêm hô hấp trên, viêm phế quản, viêm phổi… Và đó cũng là nguyên nhân chính gây tiết đàm nhớt nhiều. Sau khi đánh vật với bệnh, bé vẫn không hết khò khè, quấy khóc, không chịu bú, thậm chí lại sậm sụt… sốt tiếp nếu đàm nhớt còn ứ đọng bị bội nhiễm trong đường hô hấp.

Theo chuyên viên Hà Thị Kim Yến, Trưởng khoa Vật lý trị liệu – phục hồi chức năng, Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM: “Trẻ bị ứ đọng đàm nhớt cứ phải khó chịu, khò khè, ăn uống khó khăn trong một thời gian dài nếu không được giải quyết. Thêm vào đó, việc đàm nhớt ứ đọng lại gia tăng nguy cơ nhiễm trùng, làm trẻ bị bệnh, gây sốt kéo dài hay tiến triển thành viêm các cơ quan khác của đường hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi, tiểu phế quản”. Ứ đọng đàm nhớt cũng “hành” cả những bệnh nhi lớn hơn. “Có những bệnh nhi sốt cao cả chục ngày, tiến hành nhiều loại xét nghiệm, chụp X-quang phổi vẫn không phát hiện bệnh nhưng trẻ cứ tiếp tục sốt và khò khè. Rốt cuộc, khi vào bệnh viện mới phát hiện là do đàm nhớt ứ đọng quá nhiều”, chị Kim Yến cho biết. 

Cần bàn tay khéo léo, kỹ thuật tinh tế


 Đờm nhớt ở trẻ con trị như thế nào, cách trị đờm nhớt ở trẻ con, trị đờm nhớt ở trẻ con bằng cách nào, phương pháp trị đờm nhớt ở trẻ con
Ảnh minh họa.


Vật lý trị liệu hô hấp là phương pháp can thiệp không xâm lấn, không dùng thuốc, bao gồm những tác động khéo léo đến cơ chế sinh lý tự nhiên của hoạt động hô hấp. Các kỹ thuật này chỉ thực hiện trong khoảng 5 đến 10 phút nhưng bao gồm rất nhiều khâu như: làm ẩm và loãng đàm, vỗ lưng, nạy hàm, khóa một bên mũi, kích thích bé hít mạnh, rồi thở sâu giúp dẫn lưu đàm nhớt từ các xoang mũi, những phần xa như: tiểu phế quản ra đến phế quản lớn. Tiếp sau đó là các động tác kích thích ho tạo lực đẩy mạnh và nhanh khiến đàm nhớt tại phế quản lớn ra ngoài hầu họng, xuống họng, rồi tiếp tục kích thích tống xuất đàm nhớt ra ngoài.

Đó là lý do kỹ thuật này đòi hỏi sự tinh tế, khéo léo, trình độ chuyên môn cao ở người thực hiện trong sử dụng lực, để tránh tổn thương bé cũng như độ nhạy bén và khả năng kiểm soát tình hình tốt. Việc thực hiện lại càng khó khăn khi chắc chắn không bé nào tỏ ra “hợp tác” với kỹ thuật viên. Vì thế, biện pháp này được khuyến cáo không được tùy tiện thực hiện tại nhà mà cần sự can thiệp của chuyên viên vật lý trị liệu nhi khoa được đào tạo tốt để tránh tai biến.

Khu vực dành giải quyết ứ đọng đàm nhớt cho bệnh nhi trong bệnh viện có thể làm nhiều phụ huynh và các bé lo lắng vì nghe tiếng khóc nhiều hơn tiếng cười. Tuy nhiên, trẻ khóc chỉ vì khó chịu chứ không phải vì đau đớn. Thêm vào đó, việc khóc to cũng tạo thuận lợi cho việc thực hiện các kỹ thuật loại bỏ đàm nhớt vì trẻ khóc to sẽ thở mạnh, giúp đẩy đàm nhớt ra khỏi đường thở. Các kỹ thuật viên trị liệu sẽ sử dụng các thao tác tay chính xác, tác dụng lực đúng, đủ để dẫn lưu và loại bỏ đàm nhớt ra khỏi đường hô hấp, giúp cho việc lưu thông khí trở lại bình thường.

Vật lý trị liệu hô hấp là biện pháp điều trị hỗ trợ, giúp trẻ giải quyết tình trạng ứ đọng đàm nhớt trước mắt. Để điều trị nguyên nhân gây viêm nhiễm hô hấp đòi hỏi phải kết hợp chặt chẽ việc khám bệnh cho bé, xem nguyên nhân gốc của vấn đề này do trẻ bị chứng trào ngược dạ dày – thực quản, do viêm phế quản, hen suyễn, viêm tiểu phế quản… để việc điều trị có hiệu quả cao hơn. 

Tránh những tác động gây hại 

Đờm nhớt ở trẻ con trị như thế nào, cách trị đờm nhớt ở trẻ con, trị đờm nhớt ở trẻ con bằng cách nào,
Ảnh minh họa.

Con người là một bộ máy cực tinh vi và cũng đòi hỏi được hỗ trợ bằng những biện pháp tinh vi như thế. Việc áp dụng những cách thức sai lầm có thể để lại nhiều hậu quả đáng tiếc. Bạn cần thận trọng với một số cách thức xưa cũ sau:

Móc đàm: Được một số người áp dụng với trẻ em nhằm kích thích bé ói với mong muốn đàm nhớt theo đó cũng đi ra và bé không còn khó chịu quấy khóc.

Tuy nhiên, đây là việc cần tuyệt đối tránh. Việc kích thích nôn nói chỉ có tác động lên dạ dày, hệ tiêu hóa và có chăng chỉ kéo theo đàm nhớt ở vùng hầu họng. Chúng hoàn toàn không có tác động đến lượng đờm nhớt ở các phế thuộc hệ hô hấp. Gây ói còn làm bé thêm khó chịu, mệt mỏi và đau đớn. Đó là chưa kể việc đưa ngón tay, hay vật dụng nhằm kích thích bé ói rất dễ làm trầy xước niêm mạc vùng hầu họng của trẻ, làm bé càng dễ bị viêm nhiễm do vi trùng có cơ hội xâm nhập nhiều hơn.

Vỗ lưng: Để long đàm nhớt cần phải thực hiện vỗ liên tục 45 lần/phút mới có hiệu quả. Điều này không thể thực hiện nếu dùng tay. Thêm vào đó nguy cơ gây tổn thương trẻ vì tác động lực là rất lớn. Nguy cơ tác dụng lực mạnh gây co thắt các phế quản nhỏ của trẻ có thể lại càng làm bé khó thở hơn. Việc thực hiện bằng máy có thể được thay thế, nhưng hiệu quả không cao. 

TRONG HAY NGOÀI?

Nhiều phụ huynh cho rằng, đàm nhớt ứ đọng khi được tống xuất phải chảy ra ngoài. Nên khi thấy lượng đàm nhớt được tống ra càng nhiều thì họ mới cho là thực hiện thành công vật lý trị liệu hô hấp. Thật ra, suy nghĩ này chưa hoàn toàn chính xác. Chuyên viên Hà Thị Kim Yến giải thích: “Đàm nhớt ứ đọng có thể được tống ra khỏi đường hô hấp bằng cách chảy vào dạ dày của bé, và nếu vậy, lượng đàm nhớt ra ngoài không còn nhiều. Hai “lối đi” này đều mang lại hiệu quả như nhau, giúp thông thoáng đường thở”.

 


 

 

 .Trần Nhung
Tạp chí Sức Khỏe

Posted in: Tin y tế