Công dụng tuyệt vời của Hà thủ ô đối với sắc đẹp phụ nữ

Theo Đông y, hà thủ ô đỏ có vị đắng chát, hơi ngọt,tính ấm, bổ can thận, ích tinh huyết, mạnh gân xương,nhuận tràng, dùng để bổ máu, chữa thận suy, gan yếu,thần kinh suy nhược, ngủ kém, đau lưng…

Hà thủ ô đỏ có tên khoa học là Polygonum multiflorum thuộc họ Rau răm (Polygonaceae), còn gọi tên khác là dạ giao đằng, dạ hợp. Thân là một loại dây mọc bò hoặc leo. Hà thủ ô đỏ được biết đến như là vị thuốc bổ, trị suy nhược thần kinh, ích huyết,khỏe gân cốt, giúp trẻ lâu và đen tóc. Rễ củ to như củ khoai lang và có màu đỏ sậm, được bán ở dạng phiến hoặc củ bổ đôi phơi khô, thịt chắc, đôi khi có lõi gỗ ở giữa.

Người mua chú ý tránh nhầm với hà thủ ô trắng (còn gọi là dây sữa bò,thuộc họ Thiên lý) mọc hoang nhiều nơi, toàn dây chứa nhiều mủ (nhựa) trắng không có tác dụng bổ dưỡng. Có khi lại bị giả mạo bằng cây củ nâu (thuộc họ Dioscoreaceae),rất chát, thường được dùng để nhuộm vải nâu và làm thuốc cầm tiêu chảy.

Khi dùng hà thủ ô đỏ, cần chưng cách thủy với nước đậu đen để làm mất vị chát dễ gây táo bón, đồng thời tăng cường tác dụng bổ thận. Công thức chế biến là với 1kg hà thủ ô thì dùng khoảng 300g đậu đen. Nấu đậu đen với khoảng 2 lít nước cho đậu chín mềm,chắt lấy nước và đổ ngập hà thủ ô, chưng cách thủy sau 1 giờ, vớt ra phơi khô rồi tẩm tiếp với nước đậu đen rồi lại chưng.Làm 9 lần như vậy.Sau cùng,sấy thật khô, bảo quản kín để dùng lâu dài.Phiến hà thủ ô sau khi chế biến sẽ có màu đen và mùi rất thơm.

 

Công dụng của hà thủ ô, hà thủ ô có tác dụng gì, hà thủ ô giúp đẹp da

Hà thủ ô.

 

Tác dụng với sức khỏe

Hạ cholesterol máu, chống xơ vữa động mạch: Hà thủ ô giúp tim khỏe nhờ hạ thấp mức cholesterol, ức chế sự hình thành mảng bám trong động mạch. Hà thủ ô còn giúp hạ men gan trong viêm gan cấp,giảm cholesterol có hại, tăng lượng cholesterol có lợi.

An thần, chống stress và cải thiện giấc ngủ: Hà thủ ô đỏ giúp kích thích tiêu hóa, ăn ngon,ngủ yên, làm chậm lão hóa,giúp cho tóc giữ được màu và không bạc.

Giảm đau gối và đau lưng: Hà thủ ô đỏ là thuốc bổ cho các tuyến nội tiết, nhờ đó giúp cải thiện sức khỏe, đề kháng với bệnh tật khi thời tiết thay đổi.

Chống lão hóa: Dịch chiết hà thủ ô đỏ giúp cải thiện hệ thống tim mạch, tăng cường miễn dịch,làm chậm quá  trình thoái hóa của tế bào, giảm tích tụ lipid trong cơ thể, làm giảm nguy cơ mắc ung thư, đau tim, đột quỵ.- Hỗ trợ người hiếm muộn: Làm tăng lượng hồng cầu ở phụ nữ và lượng tinh trùng ở nam giới là 2 lợi thế của hà thủ ô đỏ, nhờ đó dễ sinh con. Hà thủ ô còn giúp chữa thiếu máu, rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ. Ngoài ra,còn dùng cho bệnh nhân bị tâm thần phân liệt khi phối hợp chung với vị táo nhân.

Kháng khuẩn và virus: Hà thủ ô ức chế hoạt động của virus HIV trong một số tế bào nhiễm bệnh, không gây hại cho các tế bào thường.

Chống rụng tóc: Theo một nghiên cứu được công bố trên số ra tháng 5 năm 2011 của Tạp chí JourEthnopharmacology (Mỹ), động vật thí nghiệm được dùng hà thủ ô đỏ có số lượng và kích thước nang lông tăng lên. Hà thủ ô đã kích hoạt gen có vai trò kiểm soát sự tăng trưởng của các chi, não và tủy sống.

Bài thuốc bỏ túi:

1. Để làm đen râu tóc,mạnh gân xương: Lấy 600g hà thủ ô đỏ đã chế biến,600g bạch phục linh, 320g ngưu tất,320g đương quy, 320g câu kỷ,320g thỏ ty tử,100g bổ cốt chỉ, tất cả tán thành bột mịn,cho thêm ít mật ong rồi vo thành viên chừng 0,5g,chia thành ba lần uống trong ngày, mỗi lần 20 viên. Nên uống buổi sáng với rượu, trưa uống với nước gừng, tối dùng với nước muối nhạt.

Công dụng của hà thủ ô, hà thủ ô có tác dụng gì, hà thủ ô giúp đẹp da


Hà thủ ô đỏ được dùng chữa suy giảm trí nhớ cho người bịAlzheimer. vị thuốc này cũng giúp cải thiện một số triệu hứng khó chịu của phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh.


2. Tăng cường sinh lý: Hà thủ ô 40g, nấu uống hàng ngày.
3. Chữa xơ cứng động mạch:Hà thủ ô 20g, tầm gửi cây dâu 16g, kỷ tử 16g, ngưu tất 16g,ngày uống một thang.
4. Chữa suy nhược, lưng, gối mỏi, hoa mắt, tóc bạc sớm, di tinh, huyết trắng: Hà thủ ô đỏ 20g, thỏ ty tử 12g, đương quy 12g, ngưu tất 12g, bổ cốt chỉ 12g, tán bột mịn hòa với mật ong, mỗi lần uống 8-12g, ngày 2 lần với nước sôi hoặc nước muối nhạt.
5. Chữa cao huyết áp: Hà thủ ô đỏ 12g, sinh địa 12g, huyền sâm 12g, hy thiêm thảo 12g,tang ký sinh 12g, ngưu tất 12g,sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần uống.
6. Chữa rụng tóc, da đầu ngứa: Hà thủ ô 12g, đương quy 12g, xích thược 12g, hồng hoa 6g,xuyên khung 12g, sinh địa 12g,đào nhân 10g, hạn liên thảo 12g, nấu uống ngày 1 thang.

Một số tác dụng phụ của hà thủ ô đỏ cần lưu ý: 



Công dụng của hà thủ ô, hà thủ ô có tác dụng gì, hà thủ ô giúp đẹp da



Những người có bệnh cần phẫu thuật phải ngưng dùng Hà thủ ô trước 2 tuần.


– Không dùng cho phụ nữ mang thai hoặc cho con bú.
– Những người có bệnh cần phẫu thuật phải ngưng dùng trước 2 tuần.
– Hà thủ ô làm giảm nồng độ kali nên người đang dùng thuốc digoxin điều trị trợ tim, suy tim cần thận trọng.
– Hà thủ ô tương tác với một số thuốc chuyển hóa ở gan,thuốc hạ đường huyết,thuốc lợi tiểu, thuốc nhuận tràng,do đó cần thận trọng khi dùng lâu dài. Việc sử dụng cũng phải phù hợp cơ địa, tuổi tác, tình trạng sức khỏe. Người có bệnh tại gan, thận cần hỏi ý kiến thầy thuốc.
– Không dùng cho phụ nữ mang thai hoặc cho con bú.
– Những người có bệnh cần phẫu thuật phải ngưng dùng trước 2 tuần.
– Hà thủ ô làm giảm nồng độ kali nên người đang dùng thuốc digoxin điều trị trợ tim, suy tim cần thận trọng.
– Hà thủ ô tương tác với một số thuốc chuyển hóa ở gan,thuốc hạ đường huyết,thuốc lợi tiểu, thuốc nhuận tràng,do đó cần thận trọng khi dùng lâu dài. Việc sử dụng cũng phải phù hợp cơ địa, tuổi tác, tình trạng sức khỏe. Người có bệnh tại gan, thận cần hỏi ý kiến thầy thuốc.

 

 . Dược sĩ Lê Kim Phụng
Giảng viên Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, TP. HCM
Tạp chí Sức Khỏe

Posted in: Đông y