Có nên chụp X-quang khi mang thai?

(Sức Khỏe- khoe24h) Câu trả lời sẽ do bác sĩ quyết định trên cơ sở cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ đối với người mẹ lẫn thai nhi.

Là một dạng bức xạ điện từ mà mắt thường không nhìn thấy được, tia X có thể nguy hiểm cho sức khỏe con người. Vì thế, bước sóng, cường độ và thời gian chụp X-quang luôn được các chuyên gia y tế điều chỉnh cẩn thận để tránh gây hại cho sức khỏe, nhất là đối với phụ nữ có thai.

Lượng bức xạ lớn mới có thể gây ảnh hưởng

Thai nhi dễ bị ảnh hưởng bởi tia X hơn người lớn, một phần bởi vì các tế bào của bé đang phân chia nhanh để phát triển thành những tế bào và mô đặc trưng. Ảnh hưởng của tia X tùy thuộc vào dạng tia và lượng bức xạ được sử dụng.

Có nên chụp X-quang khi có bầu, ảnh hưởng của tia X-quang đối với thai phu, thai phụ có nên chụp X-quang,tác hại của tia X-quang đối với thai nhi
Bức xạ sẽ không hướng vào bào thai khi chụp X-quang ở phần trên cơ thể người mẹ như: răng, ngực, cổ và cánh tay.


Bức xạ sẽ không hướng vào bào thai khi chụp X-quang ở phần trên cơ thể người mẹ như: răng, ngực, cổ và cánh tay. Nhưng  khi chụp  ở phần thấp hơn của cơ thể như: bụng, phần dưới lưng, xương chậu và thận tia X có thể tiếp cận hoặc đi xuyên qua bào thai. Trong trường hợp tia X gây ra sự biến đổi ở tế bào, thai nhi sẽ có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh hoặc một số bệnh nhất định khi trẻ lớn lên.

Người mẹ càng phơi nhiễm bức xạ tia X thì nguy cơ đối với thai nhi càng cao. Người ta thấy rằng nếu phơi nhiễm bức xạ tia X ở mức độ trên 10 rad làm tăng nguy cơ về bệnh thiểu năng hoặc các bất thường ở mắt. Nguy cơ cao thường có ở 3 tháng đầu tiên của thai kỳ. Tuy nhiên, những nguy cơ này có thể không xảy ra ở liều bức xạ dưới 10 rad (đơn vị đo lường bức xạ) – tức cao hơn liều bức xạ của 3 lần chụp X-quang khung chậu hoặc 20 lần chụp X-quang bụng.

Vì vậy, bạn đừng lo lắng, vì rất hiếm khi tia X được sử dụng trong chẩn đoán y khoa vượt quá mức 5 rad. Chẳng  hạn, liều bức xạ mà thai nhi phơi nhiễm từ việc chụp X-quang răng của mẹ chỉ ở mức 0,01 mrad. Điều đó có nghĩa là phải có đến 100.000 lần chụp như vậy thì thai nhi mới tiếp nhận 1 rad. Khi mẹ chụp X-quang ngực, bụng và chụp CT, những lượng bức xạ mà thai nhi tiếp nhận tương ứng chỉ là 60 mrad, 290 mrad và 800 mrad.

Có nên chụp X-quang khi có bầu, ảnh hưởng của tia X-quang đối với thai phu, thai phụ có nên chụp X-quang,tác hại của tia X-quang đối với thai nhi
Trong trường hợp bác sĩ chỉ định chụp X-quang ngay trong thai kỳ thì thai phụ không nên lo lắng.


Do đó, trong trường hợp bác sĩ chỉ định chụp X-quang ngay trong thai kỳ thì thai phụ không nên lo lắng, vì lượng bức xạ mà thai nhi phơi nhiễm vẫn nằm trong giới hạn an toàn.

Hạn chế nguy cơ khi chụp X quang lúc mang thai

Nói chung, đa số các xét nghiệm chẩn đoán bằng X-quang ở thai phụ không ở mức đủ cao để làm thai nhi phơi nhiễm tia X. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo phụ nữ mang thai nên hoãn chụp X-quang khi chưa thực sự cần thiết cho đến sau khi sinh.

Có nên chụp X-quang khi có bầu, ảnh hưởng của tia X-quang đối với thai phu, thai phụ có nên chụp X-quang,tác hại của tia X-quang đối với thai nhi
Nếu bạn được chỉ định chụp X-quang, nên báo cho bác sĩ biết về những lần chụp tương tự trước đó không lâu để có thể không phải chụp lại.

Để hạn chế đến mức thấp nhất những nguy cơ có thể có, phụ nữ cần chú ý đến những điều sau đây:

– Nếu nghĩ rằng mình có thể đang mang thai, bạn nên xác định rõ trước khi chụp X-quang.

– Nếu bạn đang mang thai, nên báo cho bác sĩ biết trước để có thể hoãn việc chụp hoặc sử dụng phương pháp xét nghiệm khác như: siêu âm hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI).

– Nếu bạn được chỉ định chụp X-quang, nên báo cho bác sĩ biết về những lần chụp tương tự trước đó không lâu để có thể không phải chụp lại.

– Nếu phải chụp, nên báo cho bác sĩ X-quang biết để họ áp dụng những biện pháp bảo vệ bạn, chẳng hạn như sử dụng chì.

– Khi phải tiếp nhận liều bức xạ cao hơn mức thông thường, như khi được chụp X-quang ở bụng hay khung chậu, chụp CT hoặc soi huỳnh quang, hãy hỏi bác sĩ về những nguy cơ có thể xảy ra.

. Vĩnh Thọ
Tạp chí Sức Khỏe

Posted in: Làm mẹ