Chữa bệnh đường tiêu hóa bằng điếu ngải

Điếu ngải (lá cây ngải cứu được cuộn thành điếu) có tác dụng chữa trị một số bệnh đường tiêu hóa. Tuy nhiên, cần hiểu rõ ông dụng thực sự của chúng đến đâu và dùng như thế nào cho phù hợp trước khi sử dụng là điều rất quan trọng.

Là một trong những dược liệu phổ biến trong Đông y, điếu ngải có thể sử dụng để đốt, hơ ấm vùng huyệt, dùng trong châm cứu điều trị nhiều bệnh khác nhau, trong đó có bệnh đường tiêu hóa. Tuy nhiên, đúng như ông bà ta nói, thuốc hay phải là thuốc chữa đúng bệnh,hết bệnh. Điếu ngải có công dụng điều trị các bệnh đường tiêu hóa rất hiệu quả nhưng chúng chỉ phát huy tác dụng khi được dùng đúng cách, đúng bệnh, đúng đối tượng. Ngược lại,dùng sai, bừa bãi sẽ gây ảnh hưởng xấu nghiêm trọng đến sức khỏe của người được điều trị.

Công dụng của cây ngải, cây ngải chữa bệnh đường tiêu hóa, điếu ngải chữa tiêu hóa

Để đạt hiệu quả, bạn nên đến các phòng khám Đông y để được bác sĩ có chuyên môn tư vấn và thực hiện cứu bằng điếu ngải đúng cách, an toàn.

Đúng bệnh mới hiệu quả Đối với các bệnh lý đường tiêu hóa, không phải bệnh nào cũng có thể dùng điếu ngải. Trong các chứng rối loạn đường tiêu hóa như tiêu chảy, đầy hơi, đau bụng… chỉ dùng điếu ngải khi các chứng này thuộc loại thể hàn, tức là do lạnh gây ra như ăn thực phẩm có tính hàn, kem,đá lạnh, thức ăn nguội để trong tủ lạnh chưa kịp hâm nóng, bị nhiễm lạnh gây thương hàn,đau bụng, tiêu chảy… Những bệnh thuộc thể nhiệt thì không nên dùng điếu ngải để cứu.Cứu là kỹ thuật dùng nhiệt (hơi nóng phát ra từ điếu ngải đã được đốt) tác động lên một số huyệt sau khi châm hoặc chỉ dùng để hơ ấm vùng huyệt chỉ định. Công dụng nhằm giúp khí huyết lưu thông tốt, làm ấm nóng cơ thể, giảm sưng, đau,mỏi, giải độc…Điếu ngải có thể mua dễ dàng tại các cơ sở y học cổ truyền,hoặc cũng có thể tự thực hiện tại nhà. Rửa sạch lá ngải cứu,phơi khô trong mát, không có nắng, thông thoáng, có nhiều gió (gọi là phơi âm can) hoặcsấy nhẹ cho khô, sau đó vò nát,bỏ gân lá, chỉ lấy phần còn lại là ngải nhung rồi cuốn thành điếu như điếu thuốc. Tuy nhiên,lưu ý chỉ nên chế biến điếu ngải với lượng ít và trữ, bảo quản ở nơi khô ráo, chống ẩm mốc.

Kỹ thuật cứu

Để dùng điếu ngải trong chữa trị các bệnh lý đường tiêu hóa do thể hàn gây ra, cần làm theo các bước sau:

Xác định huyệt: Điều đầu tiên trong kỹ thuật dùng điếu ngải để cứu là phải xác định đúng những huyệt có liên quan.Trường hợp rối loạn tiêu hóa do thể hàn, những huyệt được dùng điếu ngải để cứu thường là Thần khuyết (ngay lỗ rốn), Thiên khu (hai bên rốn), Thượng quản (huyệt phía trên dạ dày, trên lỗ rốn), Trung quản (nằm ở giữa đường nối từ ức (chấn thủy) đến lỗ rốn), Khí hải (dưới rốn), Tam âm giao (chỗ lõm sát bờ sau phía trong xương chày, trên mắt cá chân) hoặc Túc tam lý (nằm dưới đầu gối, cách hõm dưới ngoài xương bánh chè ba đốt ngón tay). Đây là những huyệt tại chỗ (vùng bụng) và huyệt chủ yếu của các bệnh về tỳ,vị.

Công dụng của cây ngải, cây ngải chữa bệnh đường tiêu hóa, điếu ngải chữa tiêu hóa

Điếu ngải được sử dụng trong phương pháp châm cứu, dùng riêng hoặc phối hợp với châm. có thể dùng trong Điều trị nhiều bệnh khác nhau như bệnh thể hàn,bệnh mạn tính, bệnh ở người thể trạng không chịu được cách châm Kim.

Phương pháp cứu: Tùy mức độ bệnh mà có cách cứu khác nhau. Có thể hơ ấm vừa phải hoặc hơ nóng, ngưng, rồi lại tiếp tục. Thời gian cứu mỗi huyệt thường từ 1-3 phút. Liệu trình chữa trị dài hay ngắn ngày cũng tùy thể trạng và mức độ bệnh. Lưu ý, khi dùng điếu ngải để hơ ấm trên huyệt thường để cách da 2-3cm, tránh bị bỏng.Tốt nhất là đặt 2 ngón tay trỏ và giữa ở 2 bên huyệt để lường được độ ấm nóng của điếu ngải tác động lên huyệt. Cũng có thể hỏi người bệnh về độ ấm nóng,có dễ chịu hay không để linh hoạt điều chỉnh.Tuy nhiên, lời khuyên là khi mắc bệnh lý tiêu hóa thể hàn nên đến các cơ sở y học cổ truyền để được bác sĩ Đông y khám và cho biết mức độ bệnh cũng như thể trạng từng người nhằm có cách cứu phù hợp.Nếu muốn sử dụng điếu ngải tại nhà thì cần tư vấn kỹ để thực hiện đúng và hiệu quả.

Chống chỉ định

Điếu ngải có thể gây ra một số ảnh hưởng xấu khi dùng bừa bãi,cứu không đúng phương pháp, đúng huyệt như khô người khát nước, chán ăn,táo bón, tăng huyết áp, đổ mồ hôi nhiều, mệt mỏi, đau nhức…Tuyệt đối không cứu khi bụng đang đói và sau khi ăn no, người ra nhiều mồ hôi, nóng sốt…Ngoài ra, phụ nữ đang mang thai hay hành kinh, người có làn da dễ dị ứng, người bị tiểu đường, những bệnh thuộc thể nhiệt (nóng), bệnh xuất huyết đều không nên dùng điếu ngải để cứu.

 


. Tư vấn chuyên môn:
Lương y ĐINH CÔNG BẢY
Tổng thư ký Hội Dươc liệu, TP. HCM
KIM THƯ
Tạp chị Sức Khỏe

 

 

 

 

 

 

 

Posted in: Đông y