Châm cứu trị liệt dây thần kinh số 7

Châm cứu trị liệt dây thần kinh số 7

(Sức Khỏe – khoe24h) Một bên mặt bị đơ, miệng co giật, miệng méo xệch… là những biểu hiện khi dây thần kinh số 7 bị liệt. Không ít người gặp tình trạng này và phần lớn là do nhiễm lạnh. Phương pháp châm cứu của Đông y chữa khá nhanh và hiệu quả bệnh này.

Có nhiều nguyên nhân gây ra liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên, như: viêm tai giữa, tai biến mạch máu não, nhiễm khuẩn, nhiễm lạnh… Trong đó, nhiễm lạnh là nguyên nhân phổ biến nhất, chiếm tỷ lệ khoảng 75%. Theo các bác sĩ tại Bệnh viện Y học Cổ truyền TP. HCM, khi thời tiết chuyển mùa hay vào mùa lạnh, số bệnh nhân bị liệt dây thần kinh số 7 tới điều trị tăng lên đáng kể.

liệt dây thần kinh số 7, liệt dây thần kinh số 7 là gì, chữa liệt dây thần kinh số 7, triệu chứng liệt dây thần kinh số 7, biểu hiện của liệt dây thần kinh số 7, châm cứu liệt dây thần kinh số 7, nguyên nhân dẫn đến liệt dây thần kinh số 7, thuốc điều trị liệt dây thần kinh số 7, phương pháp điều trị liệt dây thần kinh số 7, tạp chí sức khỏe, khoe24h, tap chi suc khoe, sức khỏe, suc khoe.
Châm cứu điều trị hiệu quả liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên do lạnh. (Ảnh internet)

Biểu hiện của bệnh liệt dây thần king số 7Liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên do lạnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, giới tính. Bệnh thường đến bất chợt với những biểu hiện: có cảm giác tê tê vùng mặt, co giật, nặng một bên đầu, co giật cơ quanh mắt, quanh miệng (trong Đông y còn gọi là nhiễm phong), cơ thể có cảm giác như bị cảm cúm…

Liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên có thể xảy ra bên phải hay bên trái. Liệt bên nào, nếp nhăn trán, nếp nhăn mũi – má bên đó mờ. Nhân trung lệch về bên lành. Nếu ăn cơm hay uống nước, thức ăn và nước sẽ đọng hoặc chảy ra bên bệnh. Nếu tổn thương thần kinh số 7 ngoại biên do lạnh, mắt bị bệnh sẽ nhắm không kín. Khi đó, bệnh nhân nên nhờ sự giúp đỡ của lương y, bác sĩ để tránh các biến chứng nặng hơn, như: giật méo miệng, xệ một bên mắt (có trường hợp mắt bị trợn ngược).

Châm cứu điều trị hiệu quả liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên do lạnh. (Ảnh internet)
Hình minh họa. (Ảnh internet)

Châm cứu giúp điều trị hiệu quả liệt dây thần kinh số 7

Tiên lượng của bệnh tùy thuộc thời gian; điều trị càng sớm, khả năng phục hồi càng nhanh. Nếu điều trị không đúng cách hoặc không kịp thời, bệnh có thể phục hồi không hoàn toàn, để lại di chứng, ảnh hưởng tới chất lượng sống của bệnh nhân (mặc cảm, tự ti, không kiểm soát được tuyến nước bọt khi miệng bị lệch). Nếu để từ 6 tháng trở lên, thời gian điều trị lâu hơn. Sau một năm, khả năng phục hồi không cao.

Hiện nay, phương pháp châm cứu của Đông y với các kỹ thuật như: Nhĩ châm, Diện châm, Đầu châm, Thể châm, Tỵ châm, Thủ túc châm, Xích y châm, Thủy châm… cho hiệu quả rất tốt. Một số thầy thuốc có tay nghề chuyên môn cao thường áp dụng kỹ thuật châm xuyên huyệt giáp để nâng cao hiệu quả điều trị, rút ngắn thời gian phục hồi cho bệnh nhân.

Châm thêm các huyệt Thính cung, Nghinh hương, Ế phong (bên bị bệnh) và huyệt Nhân trung. Ngoài ra, châm thêm huyệt Hợp cốc bên lành. Nếu mới mắc bệnh, thường châm kết hợp cứu ấm hoặc ôn châm.

Với những bệnh nhân đang mắc bệnh đái tháo đường hoặc khả năng chịu đau kém, các bác sĩ có thể dùng phương pháp khác để chữa trị, chẳng hạn như: châm cứu ấm bằng ống điếu ngải, bấm huyệt bằng tay…

Thời gian châm cứu chữa trị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên tùy sức khỏe, tuổi tác, tình trạng bệnh của bệnh nhân. Nếu tình trạng bệnh nhẹ, có thể điều trị trong khoảng 1 tuần. Thời gian châm cứu kéo dài khoảng 4-8 tuần với bệnh nhân có tình trạng bệnh nặng hơn hoặc có kèm theo các bệnh lý khác, chẳng hạn như: đái tháo đường, tim mạch, cao huyết áp…

Thông thường, khả năng phục hồi là 100% với những bệnh nhân có sức khỏe ổn định, tình trạng bệnh không quá nặng và được chữa trị sớm. Những bệnh nhân không kèm theo bất kỳ bệnh lý nào khác sẽ nhanh chóng phục hồi hơn so với người cao tuổi, người có thêm các bệnh lý khác. Với những bệnh nhân lớn tuổi, nếu chữa trị chậm trễ, bỏ ngang khi đang điều trị thì cơ hội phục hồi sẽ không cao.

liệt dây thần kinh số 7, liệt dây thần kinh số 7 là gì, chữa liệt dây thần kinh số 7, triệu chứng liệt dây thần kinh số 7, biểu hiện của liệt dây thần kinh số 7, châm cứu liệt dây thần kinh số 7, nguyên nhân dẫn đến liệt dây thần kinh số 7, thuốc điều trị liệt dây thần kinh số 7, phương pháp điều trị liệt dây thần kinh số 7, tạp chí sức khỏe, khoe24h, tap chi suc khoe, sức khỏe, suc khoe.
Bệnh nhân nên điều trị theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, tránh bỏ ngang khi đang điều trị. (Ảnh internet)

Phòng bệnh liệt dây thần kinh số 7 và tránh tái phát Để phòng ngừa và tránh tái phát bệnh, cần chú ý:

– Tránh lạnh

Khi trời lạnh, cơ thể yếu, ban đầu nên tắm từ phần chân trở lên. Không nên thay đổi nhiệt độ cơ thể đột ngột. Nên làm nóng cơ thể trước khi tắm bằng cách chà nóng khăn hay dùng tay massage để cơ thể ấm dần lên trước khi tắm. Không tắm khuya.

– Trong ăn uống, cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để nhanh phục hồi, ăn thật nhiều trái cây, rau củ. Hạn chế uống nước lạnh, ăn kem.

– Không nên để cơ thể nhiễm lạnh hoặc bị mắc mưa.

– Người bệnh cần nghỉ ngơi nhiều, không nên ngồi trực tiếp dưới máy lạnh hoặc dùng máy lạnh với nhiệt độ quá thấp trong khi bên ngoài đang rất nóng.

– Tránh làm việc quá sức dưới quạt mạnh, máy lạnh nhiệt độ thấp.

Một số bài thuốc trị liệt dây thần kinh số 7 

Bệnh nhân có thể dùng bài thuốc:

Kinh phòng bại độc tán: Khương hoạt 15g, độc hoạt 15g, sài hồ 20g, tiền hồ 15g, chỉ xác 10g, xuyên khung 10g, kinh giới 20g, phòng phong 15g, bạch linh 15g, cát cánh 15g, sinh khương 3 lát, tế tân 10g. Sắc uống ngày 1 thang kết hợp chườm nóng vùng mặt bị bệnh.

Hoặc dùng bài thuốc: Ké đầu ngựa 12g, kê huyết đằng 12g, ngưu tất 12g, nghệ 8g, quế chi 8g, vỏ quýt 8g, bạch chỉ 8g, củ ấu 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Tư vấn chuyên môn:
ThS. BS. Đỗ Tân Khoa
Bệnh viện Y học Cổ truyền TP. HCM
T. Mạnh

Tạp chí Sức Khỏe

Posted in: Bạn cần biết