Cách chăm sóc sản phụ sau sinh mẹ bầu cần bỏ túi!

(Sức Khỏe – khoe24h) Phụ nữ sau sinh mổ hay sinh thường cơ thể rất yếu nên cần có một chế độ chăm sóc phù hợp cũng như cần lưu ý kiêng cữ một số điều để tránh tình trạng xấu cho cơ thể người mẹ. Vậy sau khi sinh xong các mẹ cần phải chuẩn bị gì?

Tạp chí Sức Khỏe sẽ chia sẻ các kiến thức căn bản sau sinh của các bác sĩ khoa sản Bệnh viện Nhân dân Gia định: 

Chăm sóc sản phụ sau sinh mổ, cham soc san phu sau sinh mo, chăm sóc sản phụ sau sinh như thế nào, cham soc san phu sau sinh nhu the nao, chăm sóc sản phụ sau khi sinh, cham soc san phu sau khi sinh, cham soc san phu sau khi sinh mo, Chăm sóc sản phụ sau khi sinh mổ, Cách chăm sóc sản phụ sau sinh mổ, cach cham soc san phu sau sinh mo, chăm sóc sản phụ sau sinh, cham soc san phu sau sinh, chăm sóc sản phụ sau sinh thường, cham soc san phu sau sinh thuong, tạp chí sức khỏe, tap chi suc khoe, tạp chí sức khỏe bộ y tế, tap chi suc khoe bo y te, suc khoe, sức khỏe, sức khỏe bộ y tế, suc khoe bo y te, khoe24h, chuyen san suc khoe, chuyên san sức khỏe

1. Sau khi sinh sản phụ sẽ bị ra huyết trong bao lâu?

Sau sinh, các chị em sẽ thấy có rất nhiều sản dịch kéo dài từ 2-4 tuần,nhưng số lượng sẽ ít dần. Nếu thấy lượng máu ra quá nhiều, quá nhanh các chị em cần đi khám ngay vì có thể do tử cung không gò gây ra mất máu nhiều, trường hợp nặng có thể phải truyền máu. Ngược lại nếu thấy rất ít hoặc không có sản dịch cũng cần đi khám ngay vì có thể do ứ dịch trong tử cung (dễ có biến chứng nhiễm trùng).

2. Sản phụ có được tắm rửa sau khi sinh không?

Trong quá trình sinh nở cơ thể tiết ra rất nhiều mồ hôi và chất thải nên sản phụ cần phải tắm gội sớm sau sinh, tắm bằng nước ấm, nơi kín gió.
Trong thời kỳ cho con bú, lượng mồ hôi tiết ra nhiều vì thế sản phụ cần tắm giặt thường xuyên, nên mặc quần áo màu sáng.

3. Sản phụ có nên nằm than và có được nằm máy lạnh sau sinh không?

Tuyệt đối không nằm than vì khí điôxít cacbon trong than sẽ làm thiếu ôxy và có thể gây ngạt thở, ngộ độc não cho trẻ. Ngoài ra nếu không cẩn thận, việc nằm than có thể gây bỏng cho mẹ hoặc con.
Có thể nằm máy lạnh nhưng phải điều chỉnh nhiệt độ phòng nghỉ lý tưởng cho cả mẹ và con là 25 -28 độ C.

4. Sau sinh bao lâu thì sản phụ có thể đi lại được?

Chăm sóc sản phụ sau sinh mổ, cham soc san phu sau sinh mo, chăm sóc sản phụ sau sinh như thế nào, cham soc san phu sau sinh nhu the nao, chăm sóc sản phụ sau khi sinh, cham soc san phu sau khi sinh, cham soc san phu sau khi sinh mo, Chăm sóc sản phụ sau khi sinh mổ, Cách chăm sóc sản phụ sau sinh mổ, cach cham soc san phu sau sinh mo, chăm sóc sản phụ sau sinh, cham soc san phu sau sinh, chăm sóc sản phụ sau sinh thường, cham soc san phu sau sinh thuong, tạp chí sức khỏe, tap chi suc khoe, tạp chí sức khỏe bộ y tế, tap chi suc khoe bo y te, suc khoe, sức khỏe, sức khỏe bộ y tế, suc khoe bo y te, khoe24h, chuyen san suc khoe, chuyên san sức khỏe

Thường 6 giờ sau khi sinh thì sản phụ có thể vận động được. Nếu sinh mổ thì  sản phụ phải vận động sớm sau 24 giờ để tránh liệt ruột, bí tiểu.

Vài ngày sau khi cơ thể hết đau sản phụ có thể co duỗi tay, nằm ngửa co duỗi chân, thực hiện động tác đạp xe trong không khí, hít thở.
Phụ nữ không vận động ngay sau khi sinh sẽ làm ứ trệ máu dễ bị thuyên tắc mạch máu 2 chân.

5. Sản phụ nên ăn uống sau sinh như thế nào?

Sau sinh, các bà mẹ thường bị mất máu nhiều nên cần được dinh dưỡng tốt, không cần phải kiêng khem bất cứ thức ăn gì, nên ăn những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng. Tuy nhiên nên chọn những thực phẩm dễ tiêu, tránh các gia vị ảnh hưởng đến sữa, hạn chế thức ăn lạnh, hải sản lạnh trong 6 tuần đầu sau sinh.

6. Phải chăm sóc vết may ở dưới (vết may tầng sinh môn) như thế nào?

Rửa sạch vết may hằng ngày, nếu dùng dung dịch vệ sinh nên dùng loại có bọt, sau đó lau khô (có thể dùng máy sấy làm khô). Cần giữ khô vết may.
Nếu sau 4 ngày bạn không thấy giảm đau hoặc cảm giác nhức nhối ở vết may (có thể do bị dị ứng chỉ khâu hoặc nhiễm trùng) thì nên đến bác sĩ để được khám và xử lý thích hợp.
Thường sau một tuần, vết khâu tầng sinh môn sẽ liền hẳn.

7. Tại sao sản phụ thường bị táo bón sau sinh? Phải làm gì để phòng tránh hiện tượng này?

Hiện tượng táo bón sau sanh là do sản phụ thiếu vận động, đặc biệt là việc kiêng cữ quá mức trong ăn uống. Để phòng tránh táo bón, sản phụ nên ăn uống đầy đủ và ăn đa dạng thực phẩm, đặc biệt là rau quả, trái cây tươi, chất đạm, chất béo (dầu thực vật). Nên ăn các rau trái giúp nhuận tràng như thanh long, chuối, rau đay, mồng tơi, các loại canh khoai mỡ, khoai từ, uống khoảng 3 lít nước (nước, nước canh, sữa) trong một ngày để cung cấp đủ nước cho cơ thể, kích thích sự tiết sữa và chống táo bón.

8. Sau sinh bao lâu sau thì có thể quan hệ tình dục (gần gũi chồng)?

Quan hệ tình dục sau khi sinh còn là cách tập thể dục bên trong, giúp kích thích tuần hoàn máu.
Trên thực tế với những ca sinh thường, sau khi sản dịch hết, cơ thể hồi phục sản phụ có thể có cuộc sống tình dục bình thường.Tuy nhiên, cần quan hệ nhẹ nhàng, cần nhiều sự âu yếm khi “khởi động” để tránh đau đớn, nếu có, cho người phụ nữ.

9. Có thể sử dụng những biện pháp tránh thai nào sau sinh?

Các sản phụ cho con bú đúng 8 lần/ngày sau sinh thì chu kỳ kinh nguyệt có thể sẽ lùi lại 3-6 tháng.
Nếu sản phụ không cho con bú thì chỉ sau 1-1,5 tháng sau trứng sẽ rụng trở lại. Biện pháp tránh thai sau khi sinh thuận tiện nhất là dùng bao cao su.
Có thể dùng thuốc viên tránh thai dành riêng cho phụ nữ sau khi sinh. Thuốc không ảnh hưởng tới chất lượng, mùi vị sữa cũng như sức khỏe của mẹ và con.

10. Khi nào sản phụ có thể đặt vòng tránh thai?

Sản phụ không nên đặt vòng sớm trước 1,5 tháng sau sinh vì lúc này tử cung còn mềm, chưa trở về kích thước bình thường sẽ làm cho vòng lệch, tụt hoặc xuyên cơ.

11. Khi có những dấu hiệu nào thì sản phụ cần phải đi khám ngay?

Sản phụ nên đi khám ngay khi có những dấu hiệu sau: Ngất hoặc bất tỉnh; Ra máu không giảm đi mà ngày càng tăng lên hoặc màu sản dịch chuyển sang đỏ õi, hoặc có những cục máu đông; Sốt; Đau bụng dữ dội hoặc đau tăng dần lên; Nôn và tiêu chảy; Máu hoặc chất dịch chảy ra từ âm đạo (cửa mình) có mùi hôi khó chịu; đau, sưng đỏ và có thể có chảy dịch từ vết khâu; Có nước tiểu hoặc phân chảy ra từ âm đạo; Tiểu buốt; Nhợt màu ở lợi và mặt trong mí mắt, móng tay trắng nhợt, mệt mỏi, mạch đập nhanh, thở hổn hển và hoa mắt chóng mặt.

Posted in: Làm mẹ