Bí quyết bảo quản thực phẩm khi nhà không có tủ lạnh

Muốn tiết kiệm thời gian đi chợ, muốn giữ lại thức ăn chưa dùng đến mà không có tủ lạnh, chị em có thể áp dụng những cách cổ điển để lưu trữ và bảo quản thực phẩm.

Nếu có cuộc bình chọn về “Những sáng chế có ích nhất cho bà nội trợ”, chắc  chắn  chiếc  tủ lạnh đứng đầu trong danh sách. Bởi vì việc bảo quản thức ăn chưa dùng đến sẽ đơn giản hơn rất nhiều: cứ cho hết vào tủ lạnh. Chỉ cần đi chợ một lần có thể mua thức ăn cho cả tuần và trữ vào tủ lạnh. Vậy, chị em sẽ xoay xở ra sao nếu không có tủ lạnh?

Dậy sớm để giữ thức ăn còn lại

Bí quyết bảo quản thực phẩm khi không có tủ lạnh, không có tủ lạnh phải làm sao, cách bảo quản thực phẩm hay, cách bảo quản thực phẩm luôn ngon
Việc “tranh thủ” dậy sớm hâm lại thức ăn sẽ hạn chế được thời gian sinh sôi và diệt hầu hết các vi khuẩn.

Có những thức ăn như: canh rau, đồ xào, rau luộc…  chế biến xong thường dùng liền không thể để qua đêm vì dễ ôi thiu. Tuy nhiên, vẫn có lúc ăn không hết còn lại nhiều mà phải bỏ đi, rất hoang phí. Làm thế nào để đến sáng hôm sau vẫn còn dùng được khi nhà không có tủ lạnh?

Mách nhỏ: Với thức ăn dễ ôi thiu như vậy, khi ăn, nếu dùng bao nhiêu thì lấy bấy nhiêu, nên gắp riêng ra. Không cho đũa, muỗng đã ăn vào nồi hoặc đĩa đựng thức ăn chưa dùng đến. Trước khi đi ngủ, bạn hâm nóng thức ăn, để nguội rồi mới đậy nắp lại và cất đi. Sáng hôm sau, khi mặt trời chưa lên bạn mang thức ăn hâm lại, như thế sẽ không bị ôi thiu.

Vi khuẩn sống trong thức ăn càng lâu, chúng sinh sôi càng nhiều và thức ăn nhanh chóng hỏng. Việc “tranh thủ” dậy sớm hâm lại thức ăn sẽ hạn chế được thời gian sinh sôi và diệt hầu hết các vi khuẩn.

Giữ thịt, tôm, cá được lâu


Bí quyết bảo quản thực phẩm khi không có tủ lạnh, không có tủ lạnh phải làm sao, cách bảo quản thực phẩm hay, cách bảo quản thực phẩm luôn ngon
Rửa sạch thịt, cá, tôm, cho vào túi nylon cột chặt hay hộp có nắp, đem ướp lạnh trong thùng nước đá.

Muốn giữ đồ tươi sống trong vài ngày mà không có tủ lạnh, ta có ba cách:
Dùng thùng nước đá: Rửa sạch thịt, cá, tôm, cho vào túi nylon cột chặt hay hộp có nắp, đem ướp lạnh trong thùng nước đá. Giữ lạnh liên tục đến khi sử dụng.
Lưu ý: Kiểm tra thường xuyên và cho đá thêm vào vì nếu độ lạnh giảm thực phẩm sẽ dễ bị hỏng.

Sơ chế: Nếu thịt, tôm, cá… mua về muốn để đến chiều hoặc sáng hôm sau mới dùng nên rửa sạch và sơ chế bằng cách ướp, tẩm, nêm… hoặc có thể luộc, xào hay kho sơ qua, chỉ cần làm cho thực phẩm vừa chín (săn lại) là được. Sau đó tùy món mà chế biến.
Lưu ý: Khi bảo quản bằng cách này chúng ta nên hâm nóng ít nhất ngày hai lần. Nhưng cũng không được để quá 24 giờ mà không chế biến.

Giữ theo cách truyền thống: Có thể giữ thực phẩm lâu ngày bằng cách ướp muối và phơi khô như: cá, tôm, mực, củ cải hoặc đem muối như: thịt muối, làm dưa chua, cải chua.
Lưu ý: Thời tiết tốt, trời phải có nắng.

Tuy nhiên, không nên lạm dụng thực phẩm ướp muối vì dùng nhiều sẽ có hại cho sức khỏe và không đảm bảo an toàn vệ sinh vì sẽ bám bụi bẩn khi phơi.

Rau, củ, quả

Bí quyết bảo quản thực phẩm khi không có tủ lạnh, không có tủ lạnh phải làm sao, cách bảo quản thực phẩm hay, cách bảo quản thực phẩm luôn ngon
Không để thực phẩm ở nơi có ánh nắng trực tiếp, nơi quá kín gió và ẩm thấp vì dễ làm thực phẩm ôi thiu.

Rau dễ héo và mau úa, nhất là các loại rau ăn sống. Tuy vậy, vẫn có thể giữ qua đêm bằng cách: Lặt phần rau dùng được, rửa sạch, để ráo nước. Không trộn chung với giá sống, dưa, bắp chuối… vì sẽ nhanh chóng làm rau hỏng và hôi ê. Mồng tơi, rau dền, bồ ngót nếu muốn bảo quản 1-2 ngày nên nhặt bỏ hết lá sâu, vàng úa. Tưới nước đều đặn và đặt trên kệ có thể rỏ nước để không bị úng.

Củ quả có thể giữ được nhiều ngày dù không có tủ lạnh. Cà chua nên rửa sạch để ráo nước cho vào túi, hộp đậy kín. Dưa leo, bầu bí để nơi thoáng mát. Đậu que, đậu bắp, dưa leo, bầu, bí, củ cải trắng để lâu sẽ bị xơ, đắng và khô.

Cà-rốt, khoai tây, củ dền rất dễ bảo quản lâu ngày. Rửa sạch để biết củ nào hỏng dùng trước, củ nào còn nguyên dùng sau. Không nên để khoai tây lâu vì sẽ lên mầm, nếu dùng rất dễ gây ngộ độc.

Lưu ý: Không để thực phẩm ở nơi có ánh nắng trực tiếp, nơi quá kín gió và ẩm thấp vì dễ làm thực phẩm ôi thiu.


.Bòn Bon

Tạp chí Sức Khỏe


Posted in: Kiến thức dinh dưỡng