Bệnh nhân vui tính (Kỳ 1): Tui là ai?

Bệnh nhân vui tính (Kỳ 1): Tui là ai?

Đi khám bệnh hay đang nằm điều trị bệnh, một câu hỏi lởn vởn trong đầu, nhưng thiệt ra, cũng không dám thổ lộ cùng ai: Có khi nào có ai đó trùng tên, trùng tuổi mình không ta? Có khi nào vì cái sự trùng lặp này mà điều dưỡng chích nhầm, lấy máu nhầm,

Đi khám bệnh hay đang nằm điều trị bệnh, một câu hỏi lởn vởn trong đầu, nhưng thiệt ra, cũng không dám thổ lộ cùng ai: Có khi nào có ai đó trùng tên, trùng tuổi mình không ta? Có khi nào vì cái sự trùng lặp này mà điều dưỡng chích nhầm, lấy máu nhầm, hay phát thuốc nhầm mình với người ấy?… Nhiều tình huống dở khóc dở cười xung quanh chuyện này. Bệnh nhân vui tính sẽ bắt đầu diện kiến cùng bạn đọc, mở đầu bằng câu chuyện như thế.

Chích nhầm

Trong phòng bệnh, cô y tá đang

đẩy xe đến chích thuốc cho người bệnh.

Do đang mùa dịch sốt xuất huyết, nên phòng bệnh rất đông, cô phải gọi lớn tên người bệnh:

– Chú Hậu, 54 tuổi đâu rồi? – Cô y tá hỏi

– Dạ là tôi. – Một ông bác trả lời

Sau đó cô y tá nhanh nhẹn chích thuốc cho Chú Hậu.

Tiếp đó, cô gọi tên từng người một trong phòng.

– Anh Tám, 28 tuổi?

– Anh Đông, 35 tuổi?

– Chú Hậu, 54 tuổi…?!! Ủa? –

Giọng cô y tá đột nhiên ngưng bặt một lúc, rồi cô lẩm bẩm như nói với chính mình: sao có tới hai…tới hai… ông Hậu 54 tuổi vậy?

Đương nhiên là gương mặt của 2 ông chú cùng tên Hậu, cùng 54 tuổi cũng tái mét. Mới hồi sáng, hai người vừa mới làm quen với nhau, một người nằm viện được 3 ngày còn một người thì mới vào đêm qua. Mà không tái mặt mới lạ, có khi nào thuốc cho chú Hậu nhà ở Chợ Lớn lại vừa được chích cho chú Hậu nhà ở Chợ Gạo không?

Ở phòng xét nghiệm… cũng có thể nhầm!

Ở Phòng lấy máu xét nghiệm,

mọi người vẫn đang ngồi chờ đến lượt mình.

Từ sáng đến giờ hết bốc số rồi đến chờ khám, giờ thì chờ xét nghiệm, nên ai cũng thấy oải.

– Mời cô Nguyễn Thị Anh Thư, có cô Nguyễn Thị Anh Thư đây không ạ? Giọng một bạn KTV xét nghiệm đang ngồi ở bàn lấy mẫu.

– Dạ có! Một cô cũng lớn tuổi trả lời với nét mặt mừng rỡ.

– Mời cô đặt tay lên đây.

– Hên ghê, sáng giờ mới thấy chỗ này làm việc nhanh gọn nha. Vừa nộp phiếu là được làm luôn.

Sau khi lấy máu cho vào mấy ống nghiệm xong.

– Mời cô Nguyễn Thị Đào – Anh KTV xét nghiệm tranh thủ gọi người tiếp theo.

– Dạ, vậy là xong rồi hả chú. – Cô Anh Thư nấn ná hỏi thêm cho chắc.

– Dạ, xong rồi cô. 11h cô quay lại lấy kết quả nha.

– Dạ, cảm ơn chú. Vậy để tui đi chụp X-Quang luôn rồi lát quay lại.

Adobe Systems

Ngay lúc đó, có một cô cũng lớn lớn tuổi, rón rén hỏi anh KTV:

– Chú ơi, tới tui chưa chú, sao tui chờ sáng giờ mà chưa tới lượt?

– Cô chờ chút đi, chừng nào con gọi tên thì cô tới đây. À, mà cô tên gì?

– Tui là Nguyễn Thị Anh Thư, 52 tuổi.

– ???

– Nãy chờ cũng lâu lâu nên tui mắc tiểu quá, tìm một hồi mới ra nhà vệ sinh. Còn mấy người nữa mới tới tui vậy chú?

– Cô.. cô.. cũng là Nguyễn Thị Anh Thư nữa hả?

– !!!

Ở quầy phát thuốc… lại nhầm!

– A lô.. a lô..

Một cô dược sĩ nói như hét vào trong điện thoại:

– Chú ơi, chú có phải là Nguyễn Thành Lâm, 46 tuổi, nhà ở Quảng Nam không chú?… Dạ …Dạ… Con ở Bệnh Viện nè chú… Dạ… Dạ.. chú nghe rõ không chú… Dạ… con ở quầy thuốc… hồi nãy.. hồi nãy… chú lấy nhầm bịch thuốc rồi! Chú đừng có uống nhe chú. Chú quay lại bệnh viện để đổi lại được không chú? Dạ …Da… chú ra tới ga tàu rồi hả… Vậy thôi chú chờ ở đó đi.. để con chạy ra đó đổi cho chú.. Dạ…Dạ.. hồi nãy có tới hai Chú Nguyễn Thành Lâm, nên tụi con giao nhầm.. Dạ Dạ.. Cảm ơn chú.

Những câu chuyện trên nằm trong số hàng ngàn sự cố  đã và có thể xảy ra mỗi ngày trong quá trình chăm sóc và điều trị tại các bệnh viện. Ở Anh Quốc, một quốc gia hàng đầu thế giới trong lĩnh vực Quản lý chất lượng cho các Bệnh viện, người ta đã phát hiện được 24.382 báo cáo của các cơ sở y tế ở Liên Hiệp Anh về việc chăm sóc nhầm người bệnh trong suốt 2 năm 2006-2007. Một con số làm mọi người đã hết hồn.

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới cái sự nhầm này lắm, nhưng chắc chắn là trong nhiều trường hợp, NGƯỜI BỆNH CŨNG CÓ ĐÓNG GÓP và đương nhiên CŨNG CÓ THỂ LÀM THAY ĐỔI SỰ NHẦM LẪN NÀY. Chỉ bằng một câu hỏi đơn giản: “BÁC SĨ/ Y TÁ ƠI, CÓ BIẾT TÔI LÀ AI KHÔNG?” Hiểu rộng ra là TÊN GÌ, BAO NHIÊU TUỔI, NHÀ Ở ĐÂU, ĐANG ĐIỀU TRỊ BỆNH GÌ,.. là những thông tin để phân biệt giữa mình và những người bệnh khác. Khi nhân viên y tế đã biết được “Bạn Là Ai” thì sự  nhầm lẫn sẽ không có cơ hội xảy ra nữa.

Và đây cũng chính là khuyến cáo của WHO (Tổ  chức Y tế Thế giới) cho chính người bệnh chúng ta: “Khuyến khích bệnh nhân và gia đình hoặc những người đại diện của mình tham gia tích cực trong việc xác định danh tính, để bày tỏ quan ngại về sự an toàn và các lỗi tiềm năng, và đặt câu hỏi về tính đúng đắn của việc chăm sóc họ”.

Theo Tạp chí Sức khỏe – Khoe24h.vn

Posted in: Bệnh