Bạn biết gì về máu?

Máu có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ, nuôi sống cơ thể. Vậy bạn có biết, trong máu gồm có những thành phần nào, chức năng ra sao?

Thành phần máu

Gồm hai thành phần chính là thể hữu hình và huyết tương.

Máu là gì, thành phần của máu, vai trog của máu, máu có tác dụng gì, các bệnh về máu
Các thể hữu hình của máu là hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.

Các thể hữu hình của máu là hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Thông thường, các thể này chiếm từ 38-48% tổng số máu. Trong số đó, hồng cầu chiếm khoảng 96%, nhiệm vụ chính là vận chuyển và phân phối ô-xy. Bạch cầu chiếm khoảng 3%, là hàng rào bảo vệ cơ thể. Nó là một phần quan trọng của hệ miễn dịch, có nhiệm vụ tiêu diệt các tác nhân gây nhiễm trùng và phát động đáp ứng miễn dịch của cơ thể. Tiểu cầu chiếm khoảng 1%, giữ nhiệm vụ chính trong quá trình đông máu. Tiểu cầu tham gia rất sớm vào việc hình thành nút tiểu cầu, bước khởi đầu của quá trình hình thành cục máu đông trong chấn thương mạch máu nhỏ.

Huyết tương chiếm 52- 62% tổng số máu. Huyết tương chứa đến 96% nước, còn lại là protein, các chất điện giải (chủ yếu là natri và clo, ngoài ra còn có can-xi, kali…), các hợp chất hữu cơ và vô cơ, hormone, vitamin, yếu tố đông máu, chất trung gian hóa học… Huyết tương chứa toàn bộ các chất cần thiết cho cơ thể và các chất cần được thải ra ngoài. Khi huyết tương bị lấy mất chất kháng đông được gọi là huyết thanh. Đây là thành phần mà chúng ta thường nghe nhắc đến.

Vai trò quan trọng của máu

Máu là gì, thành phần của máu, vai trog của máu, máu có tác dụng gì, các bệnh về máu

Trong 1kg thể trọng, có từ 75-80ml máu.

Máu là tổ chức lỏng, lưu thông trong hệ tuần hoàn. Trong 1kg thể trọng, có từ 75-80ml máu. Trẻ sơ sinh có 100ml máu/kg cân nặng, sau đó khối lượng máu giảm dần. Từ 2-3 tuổi trở đi, khối lượng máu tăng dần lên, rồi giảm dần đến tuổi trưởng thành thì hằng định.

Một người trưởng thành, trung bình cơ thể chứa từ 4-5 lít máu, chiếm 7-9% trọng lượng cơ thể. Khối lượng máu tăng lên sau khi ăn, uống, mang thai, truyền dịch… Khối lượng máu giảm khi cơ thể ra nhiều mồ hôi, nôn mửa, tiêu chảy, chấn thương có chảy máu bên trong hoặc bên ngoài cơ thể…

Các chức năng của máu

Máu có rất nhiều chức năng, song người ta thường đề cập đến 5 chức năng cơ bản dưới đây:

Máu là gì, thành phần của máu, vai trog của máu, máu có tác dụng gì, các bệnh về máu
Máu mang trong mình toàn bộ các chất dinh dưỡng để nuôi cơ thể.

 
1. Dinh dưỡng: Máu mang trong mình toàn bộ các chất dinh dưỡng để nuôi cơ thể.

2. Bảo vệ cơ thể: Giúp cơ thể không bị nhiễm trùng nhờ vào cơ chế miễn dịch dịch thể, miễn dịch tế bào. Máu cũng có khả năng tham gia vào cơ chế tự cầm máu, tránh mất máu cho cơ thể khi bị tổn thương mạch máu hoặc chảy máu.

3. Hô hấp: Máu mang ô-xy từ phổi tới tế bào và mô, đồng thời mang carbonic từ tế bào và mô tới phổi.

4. Đào thải: Máu mang các chất sau chuyển hóa, chất độc, chất lạ tới các cơ quan đào thải (thận, bộ máy tiêu hóa, phổi, da) để thải ra ngoài.

5. Điều hòa thân nhiệt: Giữ cho thân nhiệt luôn ổn định ở nhiệt độ khoảng 37 độ C.

 

. Yến Thư
Tạp chí Sức Khỏe

Posted in: Bạn cần biết