Phụ nữ có nóng tính hơn nam giới?

Khi phụ nữ giận, gương mặt của họ có thể vẫn lặng như mặt hồ. Và “sóng” chỉ sôi lên bên trong. Nhưng đàn ông thì ngược lại, họ có khuynh hướng nhấn chìm tất cả trong cơn sóng thần. Nhưng nếu kết luận đàn ông dễ nóng tính hơn phụ nữ thì chưa chắc.

Nhiều nghiên cứu trên thế giới cũng không hoàn toàn ủng hộ ý kiến rằng đàn ông nóng  nảy, dễ cáu gắt hay hiếu chiến hơn phụ nữ. Thay vào đó, đàn ông và phụ nữ khác nhau ở cách họ thể hiện sự giận dữ mà thôi. Chẳng hạn, theo một nghiên cứu của trường Đại học Florida (Mỹ) cho biết, cả đàn ông và phụ nữ đều có cùng số lượng ý nghĩ nóng giận. Tuy nhiên, phụ nữ có khuynh hướng “nhớ dai” hơn  và thường có nhiều ý nghĩ “trả thù” hay buôn chuyện cho hả dạ. Đàn ông lại thường  chọn cách khác. Họ thích đối đầu trực tiếp, giải quyết chóng vánh, thể hiện sự nóng giận cấp kỳ. Và chính vì thế họ nghiễm nhiên bị kết tội “nóng tính”. 

Thoải mái thể hiện vì không sợ bị “soi”

Khi cùng chơi trò đánh trận trên máy tính, phụ nữ tỏ ra khá rụt rè khi có nhiều người quen biết. Nam giới thì thoải mái thể hiện sự “đàn ông” của mình qua việc thả nhiều bom, dàn trận khí thế. Nhưng khi được cho ẩn dưới một cái tên nặc danh thì phụ nữ trở nên hăng hái “chiến đấu trong game” hơn hẳn. Điều này cho thấy,  phụ nữ dịu dàng và mềm mỏng đúng điệu phái yếu, một phần chính bởi vì sợ mọi người đánh giá mình chứ không phải bởi trong họ thiếu “khả năng  nổi giận”. Nam giới thì ngược lại, họ không cần quan tâm người khác nghĩ gì.

Phụ nữ có nóng tính hơn nam, phụ nữ nóng tính, nam giới nóng tính
Ảnh minh họa.

 

Và sẵn sàng tạo cơn sóng thần

Cánh nam nhi tỏ ra hùng hổ, mạnh mẽ cũng một phần vì các quý cô. Khó cô nào không thừa nhận là họ thường ngưỡng mộ và nhìn các chàng với ánh mắt trìu mến nhất khi người hùng tỏ ra mạnh mẽ và dũng cảm bảo vệ các nàng. Thậm chí khi chàng đấm vào mũi kẻ nào dám giật cặp tóc của nàng. Thế thì ngại gì mà các chàng không thể hiện?

Tuy có cùng ý nghĩ tức giận, cách thể hiện của đàn ông thường được đánh giá là tiêu cực hơn. Nhưng thử có ai đó nói với một người đàn ông và một phụ nữ rằng anh A đang nói xấu nhằm giảm uy tín của họ. Người đàn ông ngay lập tức kéo người tên A lên sân thượng để hỏi cho ra lẽ ngọn ngành, thậm chí động chân tay trước khi hỏi han. Sáng hôm sau, hai người đã vui vẻ ngồi uống cà-phê cùng nhau.

Phụ nữ thì không thế, họ giữ im lặng, không nhìn mặt người kia và thậm chí tính kế “trả thù” cho dù điều họ nghe được vẫn chỉ nằm ở mức tin đồn, thực hư lẫn lộn. Không có gì đảm bảo là những lời nói cạnh khóe thì ít gây tổn thương hơn so với một cú đấm. Và cũng đừng hòng bắt đàn ông tủn mủn kể đi kể lại 8 lần câu chuyện về anh A. Chuyện xong là cho qua. Còn phụ nữ, do chính cách hành xử họ chọn, lại chịu đựng những điều bực mình và thường gặp stress hơn đàn ông. Và hậu quả kéo theo là họ có khả năng gây stress ngược  lại cho những người xung quanh.

Vì họ là XY

Có thể quy cho rất nhiều lý do làm cánh mày râu thể hiện sự nóng tính “bạo liệt” hơn  phụ  nữ: sự giáo dục, những căng thẳng trong các mối quan hệ xã hội hằng ngày. Và đương nhiên, hormone đóng một phần trong việc quyết định mức độ hung hăng giữa nam và nữ.

Khuynh hướng hung hăng ở các XY thể hiện rõ ngay ở độ tuổi 12 đến 20, cùng lúc với sự gia tăng của hormone đặc trưng giới tính testosterone. Biểu hiện đầu tiên của giai đoạn này là sự phát triển ý thức muốn trội hơn, gây ảnh hưởng và thậm chí là tính “thống trị”, hay nổi nóng, đánh nhau, cạnh tranh.

Phụ nữ có nóng tính hơn nam, phụ nữ nóng tính, nam giới nóng tính
Đàn ông hùng hổ hơn trước một sự việc đôi khi “chẳng đâu vào đâu” còn do tác động của hormone androgen

Đàn ông hùng hổ hơn trước một sự việc đôi khi “chẳng đâu vào đâu” còn do tác động của hormone androgen. Hormone này không trực tiếp dẫn đến sự nóng  nảy, kém bình tĩnh và hành động thiếu suy xét nhưng nó làm các anh chàng bị kích thích, nóng nảy hay tức giận hơn và dễ biểu hiện ra thành hành động.

Bên cạnh đó, cũng có những anh chàng thường xuyên có cách ứng xử đôi khi quá giới hạn vì có thể họ đang sở hữu biến thể gien MAOA.

Nhiều nghiên cứu cho biết, chàng nào mang gien này thường nóng giận và phản kháng dữ dội hơn các chàng trai khác nếu họ sinh ra trong một môi trường bất lợi, cha mẹ bạo hành, không học vấn… Tức là gien này chỉ gây họa nếu có sự “hậu thuẫn” tiêu cực từ phía điều kiện sống.

Và chiếc nôi xã hội

Nói chung, đàn ông sẽ chẳng mấy khi bực tức, nóng giận, động đậy tay chân nếu như họ chỉ có… một mình. Bao giờ cũng vậy, có lửa mới có khói. Từ xưa đến nay, đàn ông chỉ trở nên hiếu chiến, nóng giận vì một trong những vấn đề sau: vật chất, quyền lực, lòng tự trọng và phụ nữ.

Tuy nhiên, một lần nữa không nên đổ tội cho hormone hay gien. Có thể nó làm gia tăng một chút nguy cơ, nhưng mất kiểm soát ở các chàng trai còn do rất nhiều nguyên nhân khác.

Những mối tương tác xã hội và địa vị xã hội khác nhau có thể “đúc” ra những phiên bản đàn ông với cá tính và mức độ nóng giận cũng không giống nhau. Nếu bạn để ý thì thấy các sếp luôn thể hiện sự nóng giận của mình thoải mái hơn nhân viên, và cũng thường trút giận lên đầu các thuộc cấp. Một phần do cá tính, một phần vì họ ý thức được vị trí của mình so với xung quanh.

À, chàng đang giận lắm rồi đấy!

Phụ nữ có nóng tính hơn nam, phụ nữ nóng tính, nam giới nóng tính

Khi mặt quý ông càng tròn thì khả năng nổi giận của họ càng lớn.

 
Bạn muốn biết mức độ giận giữ, hùng hổ ở các ông chồng? Hãy nhìn sự cân xứng trên khuôn mặt họ. Khi mặt quý ông càng tròn thì khả năng nổi giận của họ càng lớn. Nguyên do là nội tiết tố nam testosterone làm khuôn mặt trông sưng sỉa hơn trong khi giận dữ.

 

.GIN
Tạp chí Sức Khỏe

 

Posted in: Tin y tế