Lời khuyên để bé có hàm răng vĩnh viễn đều và đẹp

(Sức Khỏe- khoe24h)- Trong giai đoạn thay răng, bé không nhận được sự quan tâm đúng mức, lúc trưởng thành, bé có thể sẽ không có được hàm răng đẹp, “đều như hạt ngô”. Tuy nhiên, nếu can thiệp thái quá cũng không tốt.

 

Khi bé đến tuổi thay răng, các bậc cha mẹ cuống lên với bao nhiêu suy nghĩ: Lúc nào bé sẽ thay răng?  Bé bị “xiết”, lúc nào nên nhổ răng? Sao răng bé mọc lệch? Làm sao cho bé không sợ bác sĩ nha khoa? Dưới đây là những thông tin hữu ích để các bậc phụ huynh giúp bé có hàm răng vĩnh viễn “đẹp như mơ”.

Vì sao răng vĩnh viễn xấu hơn răng sữa?

 

Trẻ mọc răng, trẻ thay răng, khi nào trẻ thay răng, thay răng vĩnh viễn, làm sao để có hàm răng đẹp, răng đẹp, giữ răng đẹp cho trẻ, bảo vệ răng cho trẻ, cho trẻ đi khám răng, khám răng ở đâu, khi nào trẻ mọc răng, răng khểnh, răng khểnh có đẹp, làm sao có răng khểnh, răng đẹp cho trẻ, giữ răng chắc khỏe, giữ răng trắng, giữ răng cho bé, tạp chí sức khỏe, khi nào cho trẻ khám răng, báo sức khỏe, sức khỏe, khoe24h
Thực ra, bé có răng sữa đẹp nhưng răng vĩnh viễn mọc không đều, không đẹp có nhiều nguyên nhân.
Lúc nhỏ, bé Tiểu Anh, nhà ở Q. Tân Phú, TP.HCM có hàm răng sữa đều như hạt ngô nếp và trắng tinh như ngọc, trông rất đáng yêu. Mọi người thường hay trêu cho bé cười để nhìn thấy hàm răng đẹp của bé. Họ cứ đinh ninh lớn lên hàm răng bé cũng sẽ đều và đẹp như vậy. Thế nhưng, khi bé thay hai răng cửa đầu tiên, nó lại mọc không ngay ngắn khiến mẹ bé lo sốt vó. Chị lo sau khi thay, cả hàm răng bé Tiểu Anh không còn trắng đều như trước nữa.

 

Đây cũng là nỗi lo lắng chung của các bậc cha mẹ có con đang độ tuổi thay răng. Vì thực tế cho thấy, nhiều bé có răng sữa đều, đẹp nhưng sau khi thay, răng bị thưa hoặc cái nọ xọ cái kia, chen chúc nhau. Hiện tượng này phổ biến đến mức, dân gian cho rằng, hễ trẻ có răng sữa đẹp thì răng sau này sẽ xấu. Thực ra, bé có răng sữa đẹp nhưng răng vĩnh viễn mọc không đều, không đẹp có nhiều nguyên nhân. Một là, khi còn răng sữa, hàm cũng nhỏ, chưa phát triển nên răng đều. Đến khi thay răng, răng vĩnh viễn to hơn xưa nhiều, nếu hàm phát triển không đủ tương xứng, răng phải chen chúc nhau, trở nên xấu. Hai là, khi thay răng, hàm phát triển lớn nhưng răng vĩnh viễn nhỏ nên dẫn đến tình trạng răng thưa.

Để khắc phục  hiện tượng này, cần chỉnh hình phòng ngừa cho bé. Để xác định hàm của bé có nhỏ hơn khi thay răng vĩnh viễn hay không, khi bé bắt đầu thay răng đưa bé đến bác sĩ răng hàm mặt kiểm tra. Nếu cần thiết, bác sĩ sẽ phòng ngừa cho bé bằng phương pháp đeo khí cụ chỉnh hình để nới rộng khung răng. Chi phí khoảng từ 2 triệu đến 4 triệu đồng.
Lưu ý: Bé có răng sữa đều đẹp, khi thay răng nên đến bác sĩ nha để kiểm tra.

Thay răng theo trình tự nhất định

 

Trẻ mọc răng, trẻ thay răng, khi nào trẻ thay răng, thay răng vĩnh viễn, làm sao để có hàm răng đẹp, răng đẹp, giữ răng đẹp cho trẻ, bảo vệ răng cho trẻ, cho trẻ đi khám răng, khám răng ở đâu, khi nào trẻ mọc răng, răng khểnh, răng khểnh có đẹp, làm sao có răng khểnh, răng đẹp cho trẻ, giữ răng chắc khỏe, giữ răng trắng, giữ răng cho bé, tạp chí sức khỏe, khi nào cho trẻ khám răng, báo sức khỏe, sức khỏe, khoe24h
Các bậc cha mẹ đều muốn “canh” để giúp bé thay răng đúng thời điểm nhằm giúp con có hàm răng đẹp.

Các bậc cha mẹ đều muốn “canh” để giúp bé thay răng đúng thời điểm nhằm giúp con có hàm răng đẹp. Nhưng mọi người rất bối rối vì không biết bé thay răng nào trước, răng nào sau. Và họ truyền tai nhau kinh nghiệm rằng: “Lúc mấy tháng bé mọc răng thì mấy tuổi bé sẽ thay răng. Răng nào mọc trước sẽ thay trước, mọc sau thay sau”.Thực ra, bé sẽ thay răng theo một trình tự nhất định. Bộ răng sữa hoàn chỉnh gồm 20 chiếc, hàm trên 10 chiếc, hàm dưới 10. Theo trục ở giữa đếm qua trái có 5, qua phải 5.

Trình tự thay răng thông thường nhất: Trước tiên là 2 răng cửa trên, 2 răng cửa dưới, 2 răng bên trên, 2 răng bên dưới, 2 răng nanh sữa nhỏ dưới, 2 răng cối sữa nhỏ trên, 2 răng cối sữa nhỏ dưới, 2 răng cối sữa lớn trên, 2 răng cối sữa lớn dưới, 2 răng nanh sữa trên sẽ thay cuối cùng. Tuy nhiên, cũng có một trình tự khác là: bé sẽ thay 2 răng cửa dưới trước, còn các răng sau giống như trên.

Một người, trung bình có đủ 32 răng nhưng cũng có người 36 chiếc (như răng vượn). Nhưng hiện răng con người tiến triển đến mức chỉ còn 28 chiếc gọi là hiện tượng tiến hóa thoái bộ. Vì với cuộc sống hiện đại, thức ăn ngày càng được chế biến mềm hơn nên chỉ cần 28 chiếc đã đủ cho chức năng ăn nhai.

Lưu ý: Trước khi thay răng, bé sẽ mọc răng vĩnh viễn đầu tiên là răng số 6.Thời điểm bé bắt đầu thay răng: 5- 6 tuổi và kéo dài đến năm 11-12 tuổi. Thời gian này bé thay toàn bộ 20 răng sữa và răng vĩnh viễn. Sau đó, 12 tuổi còn mọc thêm răng cối lớn thứ 2 (răng số 7).

Hãy nhờ bác sĩ giúp bé

 

Trẻ mọc răng, trẻ thay răng, khi nào trẻ thay răng, thay răng vĩnh viễn, làm sao để có hàm răng đẹp, răng đẹp, giữ răng đẹp cho trẻ, bảo vệ răng cho trẻ, cho trẻ đi khám răng, khám răng ở đâu, khi nào trẻ mọc răng, răng khểnh, răng khểnh có đẹp, làm sao có răng khểnh, răng đẹp cho trẻ, giữ răng chắc khỏe, giữ răng trắng, giữ răng cho bé, tạp chí sức khỏe, khi nào cho trẻ khám răng, báo sức khỏe, sức khỏe, khoe24h
Khi nhổ răng cho bé, nên đợi răng lung lay nhiều mới thực hiện.

 

Đến thời điểm thay răng, răng sữa sẽ tự lung lay do mầm răng vĩnh viễn đã mọc lên để thế chỗ cho răng sữa. Tuy nhiên, cũng có thể kiểm tra, nếu thấy có mầm răng vĩnh viễn đã mọc mà răng sữa chưa lung lay thì cần nhổ đi để răng mọc đúng chỗ.Khi nhổ răng cho bé, nên đợi răng lung lay nhiều mới thực hiện. Và nên đưa bé đến bác sĩ để kiểm tra tổng thể tình trạng răng, hàm của bé. Vì như thế, bác sĩ sẽ phát hiện sớm răng bé thiếu, thừa hay đủ mà giúp xử lý kịp thời nếu cần thiết.

Với những bé bị sún răng (thường gọi là xiết ăn răng), không nên tự ý quyết định nhổ chân răng của bé. Vì chân răng có chức năng hướng dẫn răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí và giữ khoảng cách cho răng vĩnh viễn. Nếu nhổ sớm sẽ khiến răng vĩnh viễn mọc lệch lạc. Trường hợp bé bị đau nên đưa bé đến bác sĩ để được giải quyết sớm vấn đề.

Nếu đến thời điểm mà bé vẫn chưa thay răng, cũng phải nhất thiết đưa bé đến phòng khám nha. Bé chậm thay răng do nhiều nguyên nhân. Hoặc bé bị nhổ mất răng sữa quá sớm hoặc răng sữa lung lay nhưng không có mầm răng vĩnh viễn thay thế. Chỉ có cách duy nhất là đưa bé đi chụp phim để biết được chính xác có hay không có mầm răng. Nếu mầm răng không mọc, mọc không đúng chỗ sẽ phải phẫu thuật để kéo mầm ra hay kéo về đúng chỗ.

Lưu ý: Có những trường hợp đến lớn mà răng sữa không lung lay vì không có mầm răng vĩnh viễn thay thế. Trường hợp này, chức năng ăn, nhai của răng không thay đổi, chỉ ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ. Để đẹp hơn, có thể bọc cho răng to hơn.

 

Răng khểnh: đẹp hay không đẹp?

 

Về mặt y khoa, răng nanh là răng thay sau cùng. Nguyên nhân do các răng khác chiếm hết chỗ nên răng nanh mọc lệch ra ngoài và thành “răng khểnh”.

 

Tác hại của nó: Sẽ gây cắn dập môi, xuyên môi nếu bị ngã hay va vấp. Vì vậy, ở các nước phát triển, nếu có răng khểnh người ta sẽ chỉnh hình bằng cách niềng răng vào cho đúng vị trí.

 

Hình như, chỉ riêng người Việt Nam mới cho rằng răng khểnh là răng duyên. Nhưng sự thực: răng khểnh nếu có duyên cũng chỉ khi người ta còn trẻ, khuôn mặt còn căng, tròn đầy. Khi đã lớn tuổi, khuôn mặt bị hóp, da chùng lại cái duyên này sẽ hết và trông sẽ xấu đi.

 

Lời khuyên từ bác sĩ: Nếu có răng khểnh nên đi chỉnh hình. Vì răng có đều, môi mới đều. Môi đều chắc chắn miệng sẽ đẹp.

 

Vì vậy, lý tưởng nhất để chỉnh hình răng khểnh là lúc đang thay răng. Lúc này, bé còn nhỏ, xương đang phát triển nên khả năng tiêu và tái tạo xương nhanh. Bên cạnh đó, nếu chỉnh hình, tính thẩm mỹ sẽ ổn định hơn.

 

 

Tư vấn chuyên môn:
BS. Nguyễn Thảo Nguyên
. Thiên Lan
Tạp chí Sức Khỏe

Posted in: Tin y tế