Điều trị chứng ngạt mũi

Các bác sĩ tai mũi họng cho rằng, triệu chứng ngạt mũi không hề đơn giản, nó có rất nhiều nguyên nhân. Và khi điều trị phải đúng phương pháp mới có thể khỏi bệnh, tránh được nhiều biến chứng.

Thông thường, khi bị ngạt mũi, nhiều người vẫn cho rằng đó chuyện nhỏ và để bệnh tự khỏi, hoặc chỉ cần mua thuốc (uống, nhỏ mũi) về dùng là hết. Song mọi việc xem chừng không đơn giản như ta nghĩ.

Phải thở bằng miệng


Điều trị ngạt mũi, nguyên nhân bị ngạt mũi, cách phòng ngừa chứng ngạt mũi, vì sao bị ngạt mũi, thở bằng miệng có tốt không

Ảnh minh họa.

 Mũi của chúng ta không chỉ là đường lưu thông không khí mà còn có thể lọc sạch, làm ấm và làm ẩm không khí. Không khí khô, lạnh, không sạch sau khi lưu thông qua hốc mũi sẽ trở nên sạch sẽ, ấm áp và ẩm ướt, phù hợp với đường hô hấp trên và phổi.

Do đó nếu hốc mũi bị tắc do viêm nhiễm, bệnh nhân phải thở bằng miệng thì không khí hít vào sẽ không được lọc sạch, không được làm ấm và ẩm nên rất dễ gây viêm họng, thanh quản, khí phế quản và phổi. Hơn nữa, mũi không thông sẽ ảnh hưởng tới giấc ngủ, sự nghỉ ngơi cũng như làm giảm hiệu suất làm việc.

Do không hiểu rõ tình trạng này, nhiều người đã tự điều trị theo ý muốn, khiến bệnh càng nặng thêm. Trường hợp của chị Hoàng Hương, 32 tuổi, nhà ở Q.11, TP.HCM là một điển hình.

Nhiều người thường tự ý dùng thuốc, lạm dụng ống hít, thoa dầu khi bị ngạt mũi nhưng đôi khi những cách này vẫn không làm mũi thôi “sụt sịt”. Tốt nhất, bệnh nhân nên đi khám chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị đúng.

Thời gian gần đây, chị Hương thường hay ngạt mũi, khó thở, làm việc gì cũng thấy khó khăn. Mỗi lần khom người xuống, hay lúc nằm nghiêng, mũi chị giống như có một vật gì đó chặn ngang, gây ngạt, không thở được. Để xử lý tình huống này, chị thường ra tiệm thuốc tây để mua thuốc uống và nhỏ mũi. Thời gian đầu, chị khỏi hẳn, nhưng sau đó một thời gian, không hiểu tại sao, bệnh tình của chị ngày càng nặng. Chị liền đến gặp bác sĩ chuyên khoa. Bác sĩ cho hay, chị bị viêm mũi – xoang do vi trùng, phải điều trị bằng nội khoa mới có thể khỏi.

“Bác sĩ nói bệnh tôi nặng thêm là do tự ý điều trị không đúng cách, nước nhỏ mũi cũng chỉ nên dùng vài ngày. Nhưng tôi thì dùng từ tuần này sang tuần khác. Thực tình tôi cứ tưởng khí trời thay đổi, mình bị cảm lạnh, ngạt mũi là chuyện bình thường chứ đâu ngờ nghiêm trọng đến vậy. Giờ thời gian điều trị lâu hơn, sinh hoạt hằng ngày cũng gặp khó khăn”, chị Hương nói.

Không riêng gì chị Hương, anh Nguyễn Văn Hùng, 36 tuổi, Biên Hòa, Đồng Nai, cũng chủ quan trước triệu chứng ngạt mũi của mình. Mỗi lần mũi anh bị ngạt, anh đều dùng ống hít (hương bạc hà) để cắt đứt cơn ngạt. Nhưng cách này chỉ đạt hiệu quả trong vòng 1 tháng. Sau đó, bệnh tình của anh nghiêm trọng hơn, số lần ngạt mũi trong ngày nhiều hơn, kéo dài hơn. Anh vội vã đi kiểm tra mới biết mình bị viêm xoang do dị ứng. Bác sĩ cũng cho biết, cách điều trị của anh không phù hợp, khiến bệnh ngày càng nặng.

Còn theo tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Hoàng Nam, chuyên khoa Tai mũi họng, Phòng khám đa khoa Anh Đức, 464 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Q. Bình Thạnh, TP.HCM, ngạt mũi thường có nhiều nguyên nhân. Điều sai lầm là bệnh nhân tự điều trị một cách  “loạn xạ”. Bác sĩ Hoàng  Nam  khuyến cáo: “Nếu xảy tình trạng ngạt mũi, tốt nhất bệnh nhân đi khám chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, đúng phương pháp”.

Điều trị: Tùy theo nguyên nhân

Ngạt mũi thông thường là do các nguyên nhân: do tổn thương cấu trúc, do viêm, do dị ứng…  Vì vậy, cần nắm rõ thông tin về các nguyên nhân này để điều trị đúng cách.

Ngạt mũi do có tổn thương cấu trúc

Người bệnh có thể có các dị dạng của mũi và vách ngăn mũi (vách ngăn mũi là một vách sụn và xương mỏng ngăn đôi hốc mũi). Các dị dạng trên thường do bị chấn thương. Nếu các dị dạng ở mức độ nghiêm trọng, người bệnh cần được phẫu thuật để điều trị.

Điều trị ngạt mũi, nguyên nhân bị ngạt mũi, cách phòng ngừa chứng ngạt mũi, vì sao bị ngạt mũi, thở bằng miệng có tốt không
Thông thường, một số virus gây cảm cúm lây gián tiếp qua đường không khí rồi lây lan vào mũi.

Ngạt mũi do viêm:Thông thường, một số virus gây cảm cúm lây gián tiếp qua đường không khí rồi lây lan vào mũi. Sau khi đi vào bên trong mũi, virus làm cho cơ thể tăng tiết ra chất histamine gây sung huyết các mạch máu ở mũi, khiến cho sự tuần hoàn ở mũi tăng lên và kích thích niêm mạc mũi dày lên, xuất tiết nhiều dịch mũi gây nên hiện tượng phù nề niêm mạc mũi và chứng ngạt mũi. Trong lúc bị nhiễm  virus, các mảnh vụn niêm mạc, xác bạch cầu, các men do bạch cầu thải ra làm thay đổi màu sắc và tính chất của dịch mũi. Ngoài ra, do niêm mạc hô hấp bị tổn thương trầm trọng sau nhiễm siêu vi nên khả năng chống nhiễm trùng của mũi giảm, điều này giải thích tại sao tình trạng viêm mũi – xoang thường xảy ra tiếp theo sau bệnh cảnh cảm cúm. Lúc đó, dịch mũi từ dạng trong suốt chuyển màu vàng hay xanh. Biểu hiện này cho biết đã có tình trạng nhiễm trùng thứ phát. Vì vậy, khi thấy dịch mũi thay đổi màu sắc và tính chất, người bệnh cần đến bác sĩ chuyên khoa để được khám và chữa bệnh.

Ngạt mũi do dị ứng: Có nhiều loại bệnh cảm liên quan đến tình trạng dị ứng. Đây là một phản ứng quá mẫn của cơ thể do tiếp xúc với vật lạ như: phấn hoa, nấm mốc… Cách trị bệnh tốt nhất là tránh không tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng.

Phòng ngừa tình trạng ngạt mũi bằng cách nào?

Điều trị ngạt mũi, nguyên nhân bị ngạt mũi, cách phòng ngừa chứng ngạt mũi, vì sao bị ngạt mũi, thở bằng miệng có tốt không

Ảnh minh họa.

Về cơ bản, những biểu hiện của mũi khi bị các bệnh cảm mạo thông thường là do mũi bị mất hoặc suy yếu khả năng tự làm sạch của đường hô hấp trên một cách tạm thời. Vì thế, cần có sự hỗ trợ quá trình làm sạch của đường hô hấp trên làm giảm nồng độ các chất ô nhiễm và  các chất gây dị ứng để tránh các biến chứng, tạo điều kiện cho niêm mạc mũi phục hồi. Liệu pháp vệ sinh mũi bằng công thức nước biển hiện nay được coi là cuộc cách mạng trong việc hỗ trợ điều trị và phòng ngừa các bệnh lý của mũi.

Thở bằng miệng cũng không tốt cho sức khỏe

Biến chứng của viêm mũi, nếu nhẹ cũng có thể làm ngạt mũi, gây khó chịu trong sinh hoạt, khiến cơ thể có cảm giác uể oải, mệt mỏi (do mũi bị ngạt, nên lượng ô-xy đưa lên não bị thiếu hụt). Trong một số trường hợp, do ngạt mũi nên khi ngủ, người bệnh phải thở bằng đường miệng. Từ đây có thể dẫn đến khô họng, gây viêm họng…

 

. Mộng Cầm
Tạp chí Sức Khỏe

Posted in: Bệnh