5 căn bệnh mạn tính khó chịu và khó chữa trị

Việc bệnh nhân lơ là với bệnh hoặc tự dùng những loại thuốc “trị cấp tốc” rồi… để đấy là hai trong những lý do làm bệnh hô hấp diễn tiến thành mạn tính khó trị và gây nhiều phiền toái.


Bệnh đường hô hấp vốn là một trong những loại bệnh phổ biến, có thể liên quan tới yếu tố bẩm sinh. Tuy nhiên, cũng có những bệnh từ cấp diễn tiến thành mãn tính và buộc bạn phải sống chung với bệnh suốt đời. Một số bệnh chỉ làm bạn khó chịu ít ngày trong năm, một số khác sẽ “hành” bạn khủng khiếp. Dưới đây là những bệnh nếu không quan tâm đến nơi đến chốn sẽ có thể khiến bạn đau khổ dài dài.

Viêm mũi: 



5 căn bệnh khó chịu và khó trị,Viêm xoang, viêm phế quản, viêm mũi, viêm amiđan, viêm thanh quản

Viêm mũi.

Khi viêm, cuống mũi nở to, gây chèn ép khe thở, làm bạn ngạt mũi, thở khó khăn, thậm chí phải há miệng thở vì niêm mạc mũi sưng, phù nề. Khứu giác của bạn cũng bị ảnh hưởng tùy theo mức độ viêm.

Việc để cơ quan cửa ngõ này viêm lâu ngày không điều trị có thể gây phù tổ chức (dropsy) với hình dạng khối màu hồng nhạt, có bề mặt nhẵn bóng làm chặn đường thở.

Nếu bạn phớt lờ mọi triệu chứng của viêm mũi đồng nghĩa với việc bạn có nguy cơ bị viêm mũi mãn tính, một năm khoảng 4-5 đợt ngạt mũi, giọng nói méo mó, nước mũi chảy dài mất thẩm mỹ. Đồng thời, còn tự đẩy mình vào mối nguy cơ bị viêm xoang, viêm thanh quản, khí quản, viêm tai giữa…

Để tránh bệnh diễn tiến nặng, bạn có thể điều trị triệu chứng bằng cách rửa mũi bằng nước muối sinh lý. Nếu dùng những loại thuốc co mạch, cần có sự hướng dẫn của bác sĩ. Hạn chế tiếp xúc dị nguyên và dùng thuốc chống dị ứng khi có đợt cấp. Nhiều người ngại dùng thuốc liên tục, nhưng trong trường hợp bệnh, cơ thể bạn cần thuốc trị như cần các bữa ăn để duy trì thể trạng mạnh khỏe.

Viêm xoang:

5 căn bệnh khó chịu và khó trị,Viêm xoang, viêm phế quản, viêm mũi, viêm amiđan, viêm thanh quản

Vào mùa lạnh, nhiều người cảm thấy đầu óc cứ lùng bùng, đau như búa bổ. Đó là vì “bị viêm xoang hành”.

Vào mùa lạnh, nhiều người cảm thấy đầu óc cứ lùng bùng, đau như búa bổ. Đó là vì “bị viêm xoang hành”.

Triệu chứng của viêm xoang cấp là đau, căng vùng mắt, tắc mũi, chảy mũi, ho, khứu giác kém, có thể có sốt, hơi thở hôi vì mủ nhiễm trùng nhiều trong khoang mũi, nước mũi đặc, xanh. Tuy nhiên, khi gặp hai triệu chứng trở lên là bạn có thể nghi ngờ mình bị viêm xoang và nên đi thăm khám.

Viêm xoang là bệnh vô cùng phổ biến, đặc biệt là trong môi trường nhiều bụi, ô nhiễm. Đa số bệnh nhân khi đến khám thường đã ở giai đoạn bệnh mãn. Họ bỗng dưng thành người “dự báo thời tiết” vì ngay khi có dấu hiệu chuyển mùa, các xoang  lại “lên tiếng” đòi gặp bác sĩ.

Đừng bao giờ coi thường bệnh cứ đau đau, âm ỉ ẩm ương này. Chúng  có thể gây viêm não, áp xe não, nhiễm trùng xương.

Không khí ấm và ẩm có thể giảm triệu chứng phù nề của viêm xoang cấp. Vậy nên xông mũi làm người bệnh cảm thấy dễ chịu. Nếu bệnh viêm xoang có nguồn gốc nguy cơ từ bên ngoài như: môi trường ô nhiễm, nhiều bụi, nấm mốc, mạt nhà, hồ bơi không hợp vệ sinh… thì nên cố gắng cải tạo môi trường sống hoặc tránh tối đa để không làm khởi phát triệu chứng viêm cấp và tiến triển thành mạn tính sau đó.

Viêm amiđan:

Đau họng, nuốt vướng, khô rát họng, đau nhói khi nuốt với khối amiđan sưng to là những biểu hiện của viêm amiđan. Bệnh nhân có thể ho, hơi thở có mùi khó chịu. Thực tế, viêm amiđan có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, bệnh  sẽ tái phát với những triệu chứng có thể nặng hơn như: viêm tấy amiđan, áp-xe, viêm tai giữa, viêm xoang mũi, viêm thanh quản…

Viêm amiđan có thể do vi khuẩn hay virus có sẵn trong vùng hầu, họng và chỉ chờ khi sức đề kháng của bạn giảm sút, nhiễm lạnh là gây bệnh. Viêm amiđan cũng sẽ làm tình trạng bệnh suyễn nặng nề thêm.

Bảo vệ amiđan – cơ quan có chức năng tạo ra kháng thể chống vi khuẩn, virus gây bệnh cho vùng hầu họng,là điều cần phải quan tâm. Hạn chế ăn đồ lạnh. Thường xuyên giữ vệ sinh răng miệng. Tránh tiếp xúc với khói thuốc lá, có chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, nhiều hoa quả, vitamin C để tăng cường sức đề kháng. Khi phải tiếp xúc với môi trường ô nhiễm nhiều khói, bụi, cần mang khẩu trang kín mũi, miệng.

Việc điều trị ngoại khoa chỉ được chỉ định trong trường hợp bệnh nhân viêm amiđan trên 5 lần/năm, điều trị liên tiếp 4 tuần không khỏi, có các biến chứng như áp-xe, hoặc diễn tiến ác tính, nghi ngờ khối u ác tính.

Viêm thanh quản:

5 căn bệnh khó chịu và khó trị,Viêm xoang, viêm phế quản, viêm mũi, viêm amiđan, viêm thanh quản
Một bệnh có khả năng diễn tiến thành mãn tính cao ở một số nhóm người thuộc ngành nghề đòi hỏi phải nói nhiều như: giáo viên, diễn giả, ca sĩ…

Một bệnh có khả năng diễn tiến thành mãn tính cao ở một số nhóm người thuộc ngành nghề đòi hỏi phải nói nhiều như: giáo viên, diễn giả, ca sĩ… Nguyên nhân không phải là việc những người này “lạm dụng” dây thanh quản quá nhiều mà là do chưa biết cách điều khiển giọng nói, cách thở và lấy hơi. Một khi thanh quản viêm, nó có thể sưng to gây bít khí quản, khiến người bệnh khó thở, ngạt thở. Bệnh là nỗi khó chịu lớn, trước hết là làm người bệnh mất tiếng, giọng khàn, khó thở, ho, sốt.

Để tránh bệnh diễn tiến mãn tính trước hết hãy chú ý đến việc điều tiết hơi thở và giọng nói của mình. Nên học cách thở bụng, giữ hơi. Biết chăm sóc cho dây thanh quản, khi nói nhiều phải luôn uống nước để làm ướt dây thanh quản.

Viêm phế quản:

Tại những ống nhỏ dẫn khí vào buồng phổi này có nguy cơ viêm nhiễm tăng cao khi không khí bắt đầu trở lạnh. Chúng khiến bạn mệt mỏi với triệu chứng sưng đau, đờm nhớt gây khó thở. Khi lượng đờm đọng nhiều trong phế quản, bạn có thể ho và khò khè.

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, giãn phế quản với những tổn thương thực thể không thể phục hồi cũng có thể bắt nguồn từ viêm phế quản nếu bạn coi thường việc điều trị đúng.

Đừng bao giờ chờ đến triệu chứng khó thở mới đi khám. Và nếu bạn xem nhẹ việc đi khám khi đã ho cả chục ngày, đồng nghĩa với bạn có vẻ sẵn sàng bắt tay với cả những biến chứng bệnh tim mạch, hay những biến chứng nặng nề hơn của hệ hô hấp.

Hãy học cách giải bài toán sức khỏe

Viêm đường hô hấp trên phổ biến nhưng người bệnh thường phớt lờ. Nhiều  người tự mua thuốc để trị, khi thấy bệnh giảm, hết đau họng, hết ho là vội vã ngưng ngay vì tâm lý, “thuốc thì béo bổ gì, uống ít chừng nào tốt chừng  nấy”. Thậm  chí, cả khi đã được bác sĩ nhắc nhở thì cái tâm lý “cắt cơn, ngừng thuốc” ấy vẫn tồn tại. Không ít bệnh nhân tự hủy hoại sức khỏe của mình khi ho sù sụ cả 3 tuần, họng đau rát mà không nghĩ đến chuyện đi bác sĩ, thậm chí đến khẩu trang và áo ấm cũng không mặc.

Bạn ngại tốn tiền mua thuốc, tốn phí khám cho những bệnh “cỏn con”, nhưng rồi lại rơi vào hoàn cảnh phải dốc cạn túi để điều trị và giữ cho mình sống hòa bình với căn bệnh hô hấp mãn đến cuối đời. Vì vậy, bạn hãy nhớ rằng, bài toán sức khỏe giải sớm chừng nào, bài toán về kinh tế và thời gian về sau dễ giải chừng ấy.

 

Tư vấn chuyên môn:
TS. BS. Nguyễn Hoàng Nam
Phòng khám đa khoa Anh Đức
. Trần Nhung
Tạp chí Sức Khỏe

 

Posted in: Bệnh